HỌ CÁ BỐNG TRẮNG (GOBIIDAE) TRONG CÁC RẠN SAN HÔ SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF THE FAMILY GOBIIDAE IN CORAL REEFS IN THE NHA TRANG BAY

Similar documents
PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT & PREMIER RESIDENCES PHU QUOC EMERALD BAY MANAGED BY ACCORHOTELS

Chuyên đề SWAT (Soil and Water Assessment Tool)

PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ THỰC HÀNH MÔN GÚT Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Dây, vật dụng, cây, móc. Trí nhớ, nhanh, đúng chỗ Kiên nhẫn, bình tĩnh, hoạt bát

hồ sơ năng lực GIỚI THIỆU CÔNG TY Company Introduction Billboard Ads sign Street Banner Events Contacts giới thiệu vinamad

CÂY CÂN BẰNG AVL MỤC TIÊU TÓM TẮT. Hoàn tất bài thực hành này, sinh viên có thể:

HÌNH THÁI HỌC CÂY PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI VIỆT NAM

Phân tích và Thiết kế THUẬT TOÁN Hà Đại Dương Web: fit.mta.edu.vn/~duonghd

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ CỦA CÁC LOÀI CÁ BỐNG THUỘC HỌ (ELEOTRIDAE) TRÊN SÔNG HẬU STUDY ON FISH COMPOSITION AND ABUNDANCE OF GOBY FISH

ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI ẢO TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC CỦA GÀ ISA BROWN MẮC BỆNH NEWCASTLE

"Shepherds living with the smell of the sheep" (Pope Francis) DANH SÁCH THAM DỰ VIÊN

With these exceptional golfing privileges, there is no better golfing partner than your Visa Premium card

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THEO XU HƯỚNG ĐỔI MỚI

ẢNH HƯỞNG TỈ LỆ CÁC HUFA (DHA:EPA:ARA) TRONG THỨC ĂN LÀM GIÀU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ CHẼM - Lates calcarifer (Bloch, 1790)

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 KHÁNG BỆNH BẠC LÁ

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009

AMC 8 (A) 2 (B) 3 (C) 4 (D) 5 (E) 6

VIÊM TAI GIỮA MẠN THỦNG NHĨ KÉO DÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÔNG BÀO XƢƠNG CHŨM

ỨNG DỤNG NỘI SOI PHẾ QUẢN CAN THIỆP TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI. TS. Vũ Văn Giáp TS. Chu Thị Hạnh GS.TS. Ngô Quý Châu và CS

THÔNG BÁO SỐ 2 HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ LẦN THỨ IV NGÀY 9 & 10 THÁNG 10 NĂM 2015

SỰ PHÂN BỐ VÀ CƯỜNG LỰC KHAI THÁC CÁ KÈO GIỐNG (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TEO THỰC QUẢN

MÔ TẢ BA LOÀI MỚI TRONG NHÓM CÁ BẬU, GIỐNG Garra Hamilton, 1822 (Cyprinidae, Cypriniformes) ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở BẮC VIỆT NAM

BRONCHOGENIC CYST IN THE ANTERIOR MEDIASTINUM A CASE REPORT

DI TRUYỀN & CHỌN GiỐNG THỦY SẢN. Ts. Phạm Thanh Liêm Ts. Dương Thúy Yên Bộ môn Kỹ thuật Nuôi Nƣớc Ngọt

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN PHONG KHÁNH HÒA

CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias gracilentus), MỘT LOÀI CÁ MỚI CỦA VIỆT NAM

THỜI GIAN TIÊU ĐỀ BÀI PHÁT BIỂU DIỄN GIẢ TIÊU ĐỀ BÀI PHÁT BIỂU DIỄN GIẢ PHÒNG HỘI THẢO 2 PHẦN TỔNG QUÁT

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LƯỢNG COLIFORMS VÀ Escherichia coli GÂY NHIỄM TRÊN CÁ RÔ PHI KHI BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ DƯƠNG THẤP

MARKET-ing 8/12/2011. Bài giảng lưu hành nội bộ dành riêng cho SV KTS _ DH Nong Lam TPHCM. Marketing là gì? TS Nguyen Minh Duc 1

(BangBH, NghiaND) soict.hut.edu.vn

NGHI N CøU ÆC IÓM GI I PHÉU L M SµNG Vµ KÕT QU IÒU TRÞ PHÉU THUËT SöA TOµN Bé BÖNH TIM THÊT PH I HAI êng RA

Sự hòa hợp giữa các thì

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN BÀN CÂN SÀN TPS SERI-DH

Cho đến nay, có 180 tham dự viên và thuyết trình viên Đại Hội Linh Mục Việt Nam Emmaus V; đông nhất từ trước đến giờ. Chúng ta cảm tạ Chúa!

Phần 2. AUTOLISP. BS: Nguyễn Quang Trung 1

BITEXCO FINANCIAL TOWER. International Summer Week. 1 st July May, 2016

BÀI 1: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2016

Third Amnesty Of God Eighty Ninth Year Tay Ninh Holy See **** REPORT

THÔNG BÁO - GIÚP NẠN NHÂN BÃO LỤT MIỀN TRUNG 2016

9:00-11:00 GIỜ : HỘI NGHỊ PHIÊN TOÀN THỂ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG -----o0o----- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

VIỆN TIÊU CHUẨN ANH - LỊCH ĐÀO TẠO / TRAINING SCHEDULE 2018 Đào tạo tại Đà Nẵng/ in Đà Nẵng

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN (TS652)

R E C R E A T I O N B R O C H U R E

Danh Sách Linh Mục Việt Nam Tham Dự Đại Hội Emmaus V (Hạn chót ghi danh ngày 30/9/ Please thêm $80 nếu ghi danh sau ngày 30/9/2013)

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật NÔNG LÂM NGHIỆP

FIEST ELEMENTARY OCTOBER 1-12, Fiest Elementary School Est. 1989

List of delegates to Italy From June 2018

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN ĐẾM VIBRA TPS SERI C VIBRA TPS C

3M Personal Protective Equipments. ThePower toprotect. Your World

Khối: Cao Đẳng Năm 2008

List of Participants

Phrasal verbs Nhữ ng cu m đo ng tữ hay ga p trong ca c ba i thi

Vietnam, Que Huong Muon Thuo =: Vietnam, Mon Pays De Toujours = Vietnam, My Country Forever By Cao Linh Tran READ ONLINE

The Abyss. Whitepaper. Tháng 4 năm 2018 Phiên bản 2.0

THÀNH PHẦN VI NẤM KÍ SINH TRÊN CÁ TRA GIỐNG (Pangasianodon hypophthalmus)

PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG TRONG THAI KỲ

Your World. ThePower toprotect. 3M Personal Protective Equipments

Thôngtin dànhchocánbộy tế. & PHÁC ĐỒ PHỐI HỢP VỚI α BLOCKER TRONG ĐIỀU TRỊ TSLTTTL

NH»NG ÇIŠU CÀN BI T VŠ BŒNH LAO

ALEGOLF MEMBERS PREFERRED RATES TABLE

Mot so cac trung bi6n Ong muc. nu& bien yen b6 V* Nam

Tìm hiểu CMS Joomla và ứng dụng xây dựng website bán máy tính qua mạng

Chúa Nh t XXII Th ng Niên N m C. Ngày 01/09/2013 Bản Tin Số Nhân Đ c Đ u Tiên. Lm. G.T. Phạm Quốc Hưng, C.Ss.R

Nghiên cứu thành phần loài cá họ Bống trắng (Gobiidae) phân bố ở ven biển tỉnh Sóc Trăng

THÔNG BÁO KỸ THUẬT TÀU BIỂN TECHNICAL INFORMATION ON SEA-GOING SHIPS

Một số thao tác cơ bản trong Word 2007, 2010 Cập nhật ngày 14/12/2015 Đặt mục tiêu > Quan sát > Chọn đối tượng > Chọn việc > Hành động!

data science = data (math stat cs...)?

THƯ VIỆN TRUNG TÂM - THÔNG BÁO TÀI LIỆU MỚI THÁNG 3/2016

Sxmb du doan. 10/17/2017 Daphne irene video 10/19/2017. Men that play with a catheter

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ QUÁCH VĂN CAO THI

Initial Environmental and Social Examination Report Annex D

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở VÙNG RỪNG CAO MUÔN, HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Công ty Cổ phần BLUESOFTS. Add-in A-Tools Trích lọc dữ liệu và tạo báo cáo động trong Microsoft Excel. Tác giả: ThS.

Nhà phân ph i, cung c p s n ph m DIGI - JAPAN t i Vi t Nam. Gi i pháp an toàn và toàn di n v cân i n t CAÂN ÑIEÄN TÖÛ HÖNG THÒNH.

HỘI NGHỊ VẬT LÝ LÝ THUYẾT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 31

CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Kính gửi: Thư viện Trường BÁO GIÁ DANH MỤC SÁCH GIÁO TRÌNH

ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở MỘT SỐ HANG ĐỘNG VÀ SÔNG SUỐI VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

Nguyễn Phi Hùng - Lớp CT901 1

Giáo Xứ Thánh Philipphê PHAN VĂN MINH 15 West Par Street, Orlando, Florida ĐT: (407) ĐT. khẩn cấp: (407)

CBRE Seminar ASSET SERVICES OFFICE SERVICES. Standing out in a challenging and crowded market. 12 th February 2009

List of Vietnamese Prisoners of Conscience- as of September 30, 2018

Page 1 of 15 UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY OF HANOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI. Photo. Dir/ Service/Depart Name Function

2979 Vietnamese songs Karaoke Page 1

JEN Ngay~..A.Q.l ~1: e vi~c tuyen sinh dao tao trinh dq thac si narn 2017 C~uyen ~J~.c._M..fil,

ĐỌC KINH TÔN VƯƠNG LỊCH PHỤNG VỤ TRONG TUẦN. Ngày 13/5/2018 Lúc 7:00PM Giáo Khu 1 Ô/B Hoàng Vang Herald Dr.

Gradebook Report. Student Assignment Progress Report. Course Name. Student NameLast NameFirst Name

UNIT 12: WATER SPORTS

Trung Tâm Gia Sư Tài Năng Việt

Tất cả các Công trình nghiên cứu in trong Tạp chí y học dự phòng đã được hai phản biện độc lập cho mỗi bài

The VGA of SoCal Invitation Golf Tournament & The 2 nd VGA Cup

Chánh Xứ: Lm. Phaolô Nguyễn Tất Hải, C.Ss.R. Phoù Xöù: Lm. Đaminh Phạm Ngọc Hảo, C.Ss.R. Phoùù Teá: Vincent Đàm Hữu Thư

THÀNH PHẦN LOÀI CÁ BỘ CÁ VƢỢC (PERCIFORMES) Ở MỘT SỐ SÔNG CHÍNH THUỘC TỈNH KHÁNH HÒA

DANH MỤC SÁCH MỚI THÁNG 12 NĂM 2014

VIE: Northern Mountain Provinces Transport Connectivity Project

The Viet Nam Provincial Governance and Public Administration Performance Index (PAPI) Measuring Citizens Experiences

Transcription:

Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, 2015, tập 21, số 2: 124-135 ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ CỦA HỌ CÁ BỐNG TRẮNG (GOBIIDAE) TRONG CÁC RẠN SAN HÔ Ở VỊNH NHA TRANG 1 Đỗ Thị Cát Tường, 2 Nguyễn Văn Long 1 Khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt 2 Viện Hải dương học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Tóm tắt Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản về đặc điểm thành phần loài và phân bố của họ cá bống trắng (Gobiidae) được tiến hành tại 18 trạm rạn phân bố rộng khắp các đảo và vùng ven bờ trong vịnh Nha Trang, trong đó 8 trạm được khảo sát và thu mẫu vào tháng 5/2002 bằng rotenone và 10 trạm vào tháng 4-5/2015 bằng quả bồ hòn. Kết quả phân tích đã xác định được 34 loài thuộc 16 giống của họ cá bống trắng. Trong đó có 1 loài lần đầu tiên ghi nhận cho Việt Nam là Fusigobius humeralis (Randall, 2001). Nhìn chung những khu vực rạn gần bờ và xa bờ có số lượng loài thấp hơn so với các rạn thuộc đảo ở giữa vịnh. SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF THE FAMILY GOBIIDAE IN CORAL REEFS IN THE NHA TRANG BAY 1 Do Thi Cat Tuong, 2 Nguyen Van Long 1 Faculty of Biology, University of Da Lat 2 Institute of Oceanography, Vietnam Academy of Science & Technology Abstract Studies on species composition and distribution of the gobies (Gobiidae) were widely conducted at 18 sites locating at the islands and the coastal reefs in the Nha Trang bay, of which 8 sites were sampled in May 2002 using rotenone and 10 sites in April-May 2015 using soapberry/chinaberry. A total of 34 species belonging to 16 genera of the gobies were found, in which Fusigobius humeralis (Randall, 2001) was newly recorded for Vietnam. In general, the coastal and offshore sites supported lower number of species than those in the middle sites of the bay. I. MỞ ĐẦU Nghiên cứu rạn san hô trên thế giới được tiến hành từ rất sớm nhưng những nghiên cứu về các đặc trưng phân bố và sinh học của quần xã cá rạn san hô mới chỉ được quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thế kỷ 20, trong đó có họ cá bống trắng (Gobiidae). Cho đến nay số lượng loài của họ cá bống trắng trên toàn thế giới có khoảng 1.703 loài với 251 giống (Froese và Pauly, 2015). Các công trình nghiên cứu cá rạn theo từng khu vực riêng lẻ đã xác định vùng vịnh Thái Lan có 28 loài (Satapoomin, 2000), vịnh Milne (Papua New Guinea) có 90 loài (Allen và Werner, 2002), quần đảo Anambas và Natuna có 26 loài (Adrim và cs., 2004). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về họ cá bống trắng (Gobiidae) chủ yếu được lồng 124

ghép vào các đề tài dự án nghiên cứu về cá rạn. Nguyễn Nhật Thi (2000) đã tập hợp các tài liệu từ những nghiên cứu trước đó và công bố 60 loài thuộc họ cá bống trắng trong vùng biển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu tại một số khu vực nhỏ hơn đã ghi nhận có 4 loài của họ cá này ở đảo Ba Mùn, Quảng Ninh (Nguyen Van Quan, 2006), 8 loài ở quần đảo Cô Tô và Cát Bà (Đỗ Văn Khương và cs., 2005), 3 loài ở vịnh Hạ Long (Nguyễn Văn Quân, 2005), 3 loài ở vùng ven bờ Phú Yên (Nguyễn Văn Long, 2013), 15 loài ở vùng ven bờ Nam Trung Bộ (Nguyễn Văn Long, 2009), 3 loài ở Côn Đảo (Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long, 1997) và 13 loài ở vùng biển Trường Sa (Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân, 2004). Riêng vùng biển Phú Quốc, Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long (1996) đã công bố 135 loài cá rạn nhưng không có loài nào của họ cá bống trắng được ghi nhận. Vịnh Nha Trang có 12 đảo lớn nhỏ và dải bờ biển dài trên 15 km được giới hạn từ mũi Kê Gà ở phía Bắc và mũi Cù Hin ở phía Nam với diện tích khoảng 403,41 km 2. Vịnh là khu vực có tính đa dạng sinh học khá cao, trong đó rạn san hô được xem là hệ sinh thái quan trọng và nổi bật nhất (Võ Sĩ Tuấn và cs., 2005). Một số nghiên cứu về họ cá bống trắng trên các rạn san hô cũng đã được tiến hành trong những năm qua và đã thống kê được 11 loài (Nguyễn Văn Long, 2009). Như vậy có thể nhận thấy dù đã có một số nghiên cứu về thành phần loài họ cá bống trắng ở Việt Nam và vịnh Nha Trang, song chủ yếu sử dụng phương pháp lặn và quan sát trực tiếp, có rất ít nghiên cứu tiến hành thu mẫu nên số lượng loài của họ cá này đã được xác định còn thấp hơn nhiều so với thực tế. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu này là nhằm nắm được các đặc trưng cơ bản của họ cá bống trắng trong các rạn san hô nói riêng, đồng thời góp phần bổ sung và cung cấp đầy đủ hơn các tư liệu liên quan đến tính chất đa dạng thành phần sinh vật trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nói chung. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Nguồn tư liệu sử dụng trong nghiên cứu này được phân tích dựa trên bộ mẫu đã được thu thập tại 8 trạm vào tháng 5/2002 (Bãi Tiên, Hòn Rùa, Hòn Chồng 1, Hòn Tằm, Hòn Một, Bãi Lận, Hòn Mun và Hòn Nọc) và 10 trạm (Hang Dơi, Hòn Chồng 2, Sông Lô, Đông và Nam Hòn Miễu, Bàn Than 1 và 2, Bãi Sạn, Bãi Bàng và Hòn Hố) vào tháng 4-5/2015 (Hình 1). Tại mỗi trạm, người thợ lặn dùng 200 gram rotenone (đợt thu mẫu năm 2002) hoặc 200 gram bột bồ hòn đã được giã nhuyễn gói trong vải mùng (đợt thu mẫu năm 2015), vừa bơi vừa vò mạnh để rotenone/bồ hòn hòa tan và phát tán đều xung quanh khối san hô đã chọn trong phạm vi diện tích khoảng 10-15m 2. Sau đó chờ 10-15 phút cá bị ngạt và chết, lúc này tiến hành thu thập toàn bộ cá bị chết nằm trên bề mặt nền rạn san hô. Mẫu vật sau khi thu xong được đếm số lượng, cho vào túi nilon và bảo quản trong thùng xốp lạnh chứa nhiều đá để giữ cho mẫu luôn tươi nguyên. Tất cả các mẫu cá được chuyển về phòng thí nghiệm của Phòng Nguồn lợi Thủy sinh vật, Viện Hải dương học để xử lý và định loại. Định loại mẫu theo phương pháp phân tích so sánh hình thái dựa theo các tài liệu định loại của Nguyễn Nhật Thi (2000), Randall và cs. (1990), Myers (1991), Allen và Adrim (2003) và cơ sở dữ liệu cá thế giới Fishbase năm 2015 (Froese và Pauly, 2015). Việc xác định loài mới được tiến hành thông qua đối chiếu danh mục thành phần loài của nghiên cứu này với các danh mục đã công bố như Danh mục cá nước ngọt và cá biển của Việt Nam - A check list of the marine and freshwater fishes of Vietnam (Orsi, 1974), Danh mục cá biển Việt Nam - Tập IV (Nguyễn Hữu Phụng, 1997), Danh sách cá rạn san hô biển Việt Nam (Nguyễn Hữu Phụng, 2002; Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân, 2005), Danh sách thành phần loài cá rạn san hô vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ (Nguyễn Văn Long, 2009), 125

Danh sách thành phần loài cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên (Nguyễn Văn Long, 2013), Danh sách cá rạn san hô vịnh Nha Trang (Nguyễn Hữu Phụng và cs., 2001), Danh mục các loài cá ghi nhận trên vùng triều Ninh Hải (Nguyễn Thành Huy và Nguyễn Văn Long, 2013) và các danh mục cá rạn ở Ba Mùn, Cô Tô - Cát Bà, vịnh Hạ Long như đã được liệt kê ở trên. Việc so sánh tính đa dạng loài giữa các khu vực khảo sát được thực hiện theo 3 nhóm trạm theo phân bố không gian từ bờ ra khơi gồm gần bờ, giữa vịnh và xa bờ. Thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010. Việc tính toán các chỉ số đa dạng của quần xã giữa các trạm thu mẫu được thực hiện trên phần mềm Primer 6.0. Xử lý hình ảnh cá được tiến hành bằng phần mềm photoshop CS5 và ImageJ. Hình 1. Vị trí các trạm thu mẫu trên rạn san hô trong vịnh Nha Trang Fig. 1. Location of sampling sites of coral reefs in the Nha Trang bay III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN hô ở vịnh Nha Trang. Trong đó có 1 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho Việt Nam là 1. Thành phần loài Fusigobius humeralis (Phụ lục 1 & 2). Qua 2 đợt khảo sát vào năm 2002 và 2015, Các loài Bathygobius hongkongensis và chúng tôi thu thập được tổng cộng 151 mẫu Cryptocentrus caeruleomaculatus chiếm ưu cá tại 13 trạm (Hang Dơi, Hòn Rùa, Hòn thế về số lượng cá thể. Chồng 1, Sông Lô, Đông Hòn Miễu, Hòn Trong 16 giống đã xác định, giống Tằm, Hòn Một, Bãi Lận, Hòn Mun, Bãi Cryptocentrus và Priolepis có số lượng loài Sạn, Bãi Bàng, Hòn Nọc và Hòn Hố) và nhiều nhất với 4 loài (chiếm 11,76%), tiếp không thu được mẫu nào của họ cá bống đến là giống Callogobius và Trimma: 3 loài trắng tại 5 trạm khác (Bãi Tiên, Hòn Chồng (chiếm 8,82%). Các giống Bathygobius, 2, Bàn Than 1 & 2, Tây Nam Hòn Miễu). Ctengobiops, Eviota, Fusigobius, Gnatholepis, Gobiodon và Istigobius mỗi giống Kết quả phân tích các mẫu này đã xác định được 34 loài thuộc 16 giống của họ cá bống có 2 loài (chiếm 5,88%). Các giống Exyrias trắng (Gobiidae) phân bố trong các rạn san 126

và Gobiopsis chỉ có một loài (chiếm 2,94%) (Hình 2). So sánh kết quả này với một số khu vực khác trong vùng ven bờ Việt Nam cho thấy thành phần loài của quần xã cá bống trắng ở vịnh Nha Trang đa dạng hơn nhiều so với Côn Đảo, Trường Sa, ven bờ Phú Yên và vịnh Hạ Long (Bảng 1). Sự cao hơn về thành phần loài của họ cá bống trắng trong các rạn san hô vịnh Nha Trang so với các khu vực khác tại Việt Nam có thể do sự khác nhau về vị trí địa lý và phương pháp nghiên cứu. Trong cả 4 công trình nghiên cứu tại Côn Đảo, quần đảo Trường Sa, vịnh Hạ Long và Phú Yên, các tác giả đều sử dụng phương pháp lặn và quan sát cá trực tiếp dưới nước, phương pháp này còn hạn chế vì không bắt gặp các loài sống trong hang hốc và khó quan sát hoặc kích thước nhỏ. Còn dùng rotenone/bồ hòn làm cá chết ngạt, nên thu được các cá thể trong hang, khe hở của rạn, do đó việc thu mẫu đạt hiệu quả cao hơn, số lượng loài ghi nhận được trong nghiên cứu này cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác và với các nghiên cứu trước đây tiến hành tại vịnh Nha Trang. Hình 2. Số lượng loài theo giống của họ cá bống trắng trên các rạn san hô ở vịnh Nha Trang Fig. 2. Number of species in genera of the gobies at coral reefs in the Nha Trang bay Bảng 1. So sánh số loài của họ cá bống trắng giữa một số khu vực trong vùng biển Việt Nam và một số khu vực lân cận Table 1. Comparison of number of species of the gobies between areas in Vietnam and adjacent regions Khu vực Số loài Nguồn tham khảo Vịnh Nha Trang 34 Nghiên cứu này Quần đảo Trường Sa 13 Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân (2004) Vịnh Hạ Long 9 Nguyễn Văn Quân (2005) Côn Đảo 3 Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long (1997) Phú Yên 3 Nguyễn Văn Long (2013) Vịnh Thái Lan 28 Satapoomin (2000) Quần đảo Anambas và Natuta 26 Adrim và cs. (2004) Đảo Weh 53 Allen và Werner (2002) 127

So với một số khu vực khác trên thế giới thì số loài ghi nhận được trên các rạn san hô ở vịnh Nha Trang cao hơn so với vịnh Thái Lan, quần đảo Anambas và Natuta nhưng lại kém đa dạng hơn so với đảo Weh (Indonesia) khi sử dụng cùng phương pháp thu mẫu (Bảng 1). Điều này cho thấy rằng vịnh Nha Trang có tính đa dạng loài của họ cá bống trắng khá cao so với nhiều khu vực khác trên thế giới có diện tích rạn san hô tương đương hoặc thậm chí lớn hơn rất nhiều lần. 2. So sánh đặc điểm và tính chất đa dạng của quần xã cá bống trắng giữa các khu vực 2.1. Số lượng và tính chất thành phần loài So sánh tính đa dạng loài của quần xã họ cá bống trắng cho thấy có sự chênh lệch khá lớn về số loài giữa các trạm nghiên cứu, trong đó Hòn Mun có số loài cao nhất với 15 loài, tiếp đến là Bãi Lận (14 loài), Hang Dơi, Đông Hòn Miễu, Bãi Bàng, Bãi Sạn và Hòn Hố mỗi khu vực chỉ thu được 1 loài (Hình 3). Nếu xét theo không gian từ bờ ra khơi, số lượng loài thu được ở nhóm trạm gần bờ (Hang Dơi, Hòn Chồng 1, Hòn Rùa, Sông Lô và Đông Hòn Miễu) có 10 loài (trung bình: 2,4 ± 1,5 loài/trạm) tương đương nhóm trạm xa bờ (Bãi Sạn, Hòn Nọc, Bãi Bàng và Hòn Hố) có 7 loài (trung bình: 1,8 ± 1,5 loài/trạm) nhưng lại thấp hơn rất nhiều so với nhóm trạm giữa vịnh (Hòn Tằm, Hòn Một, Bãi Lận, Hòn Mun) có đến 27 loài (trung bình: 10,4 ± 4,8 loài/trạm). Hình 3. Số lượng loài ghi nhận tại các trạm nghiên cứu ở vịnh Nha Trang Fig. 3. Number of species recorded at the study sites in the Nha Trang bay Kết quả phân tích nhóm của quần xã cá bống trắng ghi nhận có sự khác biệt lớn về tính chất thành phần loài giữa các trạm nghiên cứu với mức độ giống nhau rất thấp (7-45%) (Hình 4). Trong đó, Hòn Mun và Bãi Lận có mức độ giống nhau cao nhất (45%); Hòn Tằm, Bãi Lận, Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Một, Hòn Rùa, Đông Hòn Miễu, 128 Hang Dơi và Sông Lô có mức độ tương đồng chỉ 10%; Bãi Bàng và Hòn Hố chỉ đạt khoảng 7%. Điều này cho thấy tính chất phân bố của quần xã họ cá bống trắng trên rạn san hô trong vịnh Nha Trang có sự khác biệt tương đối lớn giữa các trạm hoặc giữa khu vực gần bờ, giữa vịnh và xa bờ.

HH: Hòn Hố, BB: Bãi Bàng, HT: Hòn Tằm, BL: Bãi Lận, HMu: Hòn Mun, HN: Hòn Nọc, HC: Hòn Chồng 1, HM: Hòn Một, HR: Hòn Rùa, BS: Bãi Sạn, ĐHM: Đông Hòn Miễu, HD: Hang Dơi, SL: Sông Lô Hình 4. Kết quả phân tích nhóm dựa vào chỉ số giống nhau giữa các trạm rạn nghiên cứu Fig. 4. Hierarchical cluster analysis (based on Bray Curtis similarity) between the study sites Mặc dù không được đề cập trong bài báo này, nhưng phân tích số liệu đo đạc một số môi trường chủ yếu tại các trạm vào cùng thời điểm thu mẫu cho thấy thành phần loài cá bống trắng kém đa dạng ở nhóm trạm ven bờ nơi có nhiệt độ (25,5-28,1 0 C, trung bình: 26,8 ± 1,0 0 C), độ mặn (30,5-34,4%o, trung bình: 33,5 ± 1,7%o), độ phủ san hô cứng (0-20%, trung bình: 11 ± 7,4%) thấp hơn so với nhóm trạm giữa vịnh có nhiệt độ (27,8-28,5 0 C, trung bình: 28,2 ± 0,3 0 C), độ mặn (33,9-34,2%o, trung bình: 34 ± 0,2%o), độ phủ san hô cứng (25-55%, trung bình: 41,3 ± 12,5%) và cao hơn nhóm trạm xa bờ có nhiệt độ (26,6-28,1 0 C, trung bình: 27,1 ± 0,9 0 C), độ mặn (34,1-34,2%o, trung bình: 34,2 ± 0,1%o), độ phủ san hô cứng (10-70%, trung bình: 33,8 ± 25,6%). Như vậy, sự khác biệt về mức độ đa dạng và tính chất tương đồng thành phần loài của quần xã cá bống trắng có khả năng là do sự khác biệt về nhiệt độ, độ mặn và độ phủ san hô cứng nói trên. Tuy nhiên, sự kém đa dạng giữa nhóm trạm xa bờ so với giữa vịnh nơi cùng có nhiệt độ, độ mặn và độ phủ san hô cứng cao vẫn là vấn đề rất khó giải thích, và sự 129 khác biệt này rất có thể liên quan đến cấu trúc thành phần nền đáy và địa hình rạn hoặc các yếu tố môi trường khác chi phối. 2.2. Các chỉ số đa dạng của quần xã Các chỉ số đa dạng của quần xã cá bống tại các khu vực nghiên cứu được thể hiện ở bảng 2. Đối với chỉ số độ giàu có loài (species richness), khu vực Bãi Lận đạt cao nhất (d = 5,50), tiếp đến là Hòn Mun (d = 4,9), các khu vực Hòn Tằm và Hòn Một (d = 3,51 2,39) và thấp nhất tại khu vực Sông Lô (d = 1,66). Chỉ số đồng đều (J ) ở các trạm thu mẫu khá cao, dao động từ 0,88 1,0. Khu vực Hòn Tằm và Hòn Chồng có chỉ số đồng đều cao nhất trong tất cả các trạm (J = 1) và thấp nhất tại khu vực Hòn Rùa (J = 0,88). Chỉ số đa dạng (H ) ở các khu vực nghiên cứu nhìn chung không cao với phần lớn các trạm có giá trị < 2, trừ khu vực Hòn Mun và Bãi Lận (H = 2,52 2,60). Một số khu vực khác do chỉ thu được số lượng cá thể quá ít nên chỉ số đa dạng có giá trị bằng 0 tại Hòn Hố, Bãi Sạn, Bãi Bàng, Đông Hòn Miễu và Hang Dơi.

Bảng 2. Các chỉ số trong quần xã họ cá bống trắng tại các trạm khảo sát Table 2. Some community indices of the gobies at the study sites TT Trạm khảo sát Số lượng cá thể d J H 1 Hang Dơi 1 - - 0 2 Hòn Chồng 1 2 3,06 1 0,69 3 Sông Lô 17 1,66 0,95 1,31 4 Hòn Rùa 15 2,41 0,88 1,42 5 Đông Hòn Miễu 1 - - 0 6 Hòn Tằm 6 3,51 1 1,79 7 Hòn Một 27 3,39 0,90 1,86 8 Bãi Lận 17 5,50 0,99 2,60 9 Hòn Mun 55 4,94 0,93 2,52 10 Bãi Bàng 2 0-0 11 Bãi Sạn 1 - - 0 12 Hòn Nọc 6 2,35 0,98 1,36 13 Hòn Hố 1 - - 0 IV. KẾT LUẬN Với 34 loài thuộc 16 giống của họ cá bống trắng đã được ghi nhận phân bố trong các rạn san hô ở vịnh Nha Trang, trong đó loài Fusigobius humeralis lần đầu tiên ghi nhận cho Việt Nam. Nhìn chung, thành phần loài của họ cá bống trắng ở vịnh Nha Trang khá đa dạng, cao hơn nhiều khu vực trong vùng biển Việt Nam (Ba Mùn, Cô Tô Cát Bà, vịnh Hạ Long, Côn Đảo, Trường Sa, ven bờ Phú Yên và vịnh Hạ Long) và một số khu vực khác trên thế giới (vịnh Thái Lan, quần đảo Anambas và Natuta). Có sự khác biệt khá lớn về số lượng loài và tính chất thành phần loài giữa các trạm nghiên cứu, trong đó các trạm gần bờ (Hang Dơi, Hòn Chồng, Sông Lô, Hòn Rùa và Đông Hòn Miễu) và xa bờ (Bãi Sạn, Hòn Nọc, Bãi Bàng và Hòn Hố) có số lượng loài thấp và kém đa dạng hơn nhiều so với nhóm trạm giữa vịnh (Hòn Tằm, Hòn Một, Bãi Lận và Hòn Mun). Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ của Nhiệm vụ môi trường Khảo sát đa dạng sinh học trong vịnh Nha Trang. Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý vịnh Nha Trang, Viện Hải dương học và Phòng Nguồn lợi Thủy sinh vật đã hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO Adrim M., K. K. P. Lim, H. H. Tan, Y. Yusof and Z. Jaafar, 2004. Marine fishes recorded from the Anambas and Natuna islands, South China Sea. The Raffles Bulletin of Zoology, Supplement 11: 117-130. Allen G. R. and M. Adrim, 2003. Coral reef fishes of Indonesia. Zoological Studies, 42 (1): 1-72. Allen G. R. and T. B. Werner, 2002. Coral reef fish assessment in the coral triangle of Southeastern Asia. Environmental Biology of Fishes, 65: 209-214. Đỗ Văn Khương, Lại Duy Phương và Nguyễn Văn Quân, 2005. Kết quả nghiên cứu đa dạng sinh học và nguồn lợi cá rạn san hô ở khu vực Cát Bà và Cô Tô. Tạp chí Thủy sản, 5: 16-19. Froese R. and D. Pauly, 2015. Fishbase 2015: Concepts, Design and Data Sources. ICLARM, Los Banos (www. fishbase.org). Myers R. F., 1991. Micronesian reef fish: A practical guide to the identification of the coral reef fishes of the Tropical Central and Western Pacific. USA, Coral Graphics Production, 298 p. Nguyễn Hữu Phụng, 1997. Danh mục cá biển Việt Nam. Tập 4: Bộ cá vược 130

(Perciformes). NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 424 trang. Nguyễn Hữu Phụng, 2002. Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Biển Đông 2002, 274-307. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long, 1996. Một số kết quả nghiên cứu cá rạn san hô quần đảo An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang). Tuyển tập Nghiên cứu Biển, VII: 84-93. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long, 1997. Cá rạn san hô ở Côn Đảo. Tạp chí Sinh học, 19 (1): 8-15. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Văn Long, Trần Thị Hồng Hoa, 2001. Nguồn lợi cá rạn san hô ở vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 1 (2): 16-26. Nguyễn Nhật Thi, 2000. Động vật chí Việt Nam: Phân bộ cá bống Gobioidei. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 173 trang. Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân, 2004. Đa dạng sinh học và tiềm năng nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển quần đảo Trường Sa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 4 (4): 47-64. Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân, 2005. Đa dạng sinh học và giá trị nguồn lợi cá rạn san hô biển Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 120 trang. Nguyễn Thành Huy và Nguyễn Văn Long, 2013. Thành phần loài và phân bố của quần xã cá trên vùng triều huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế Biển Đông 2012, 46-57. Nguyễn Văn Long, 2009. Cá rạn san hô vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 9(3): 38-66. Nguyễn Văn Long, 2013. Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 13(1): 31-40. Nguyễn Văn Quân, 2005. Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển vịnh Hạ Long - Quảng Ninh. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, 5(2): 39-51. Nguyen Van Quan, 2006. Coral reef fishes in the marine area of Ba Mun island, Quang Ninh province. Coastal Marine Science, 30(1): 252-256. Orsi J. J., 1974. A checklist of the marine and freshwater fishes of Vietnam. Publications of the Seto Marine Biological Laboratory, XXI (3/4): 153-177. Randall J. E., G. R. Allen and R. C. Steene, 1990. Fish of the Great Barrier Reef and Coral Sea. University of Hawaii Press, Honolulu, 506p. Satapoomin U., 2000. A preliminary checklist of coral reef fishes of the gulf of Thailand, South China Sea. The Raffles Bulletin of Zoology, 48(1): 31-53. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết & Nguyễn Văn Long, 2005. Hệ sinh thái rạn san hô biển Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ thuật, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, 212 trang. 131

Phụ lục 1. Danh mục thành phần loài họ cá bống trắng trên rạn san hô trong vịnh Nha Trang Appendix 1. List of species component of Gobies at coral reefs in Nha Trang bay 1: Hang Dơi; 2: Hòn Chồng 1; 3: Hòn Rùa; 4: Sông Lô; 5: Đông Hòn Miễu; 6: Hòn Tằm; 7: Hòn Một; 8: Bãi Lận; 9: Hòn Mun; 10: Bãi Sạn; 11: Hòn Nọc; 12: Bãi Bàng; 13: Hòn Hố TT Thành phần loài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1 Bathygobius fuscus (Rüppell, 1830) + 2 Bathygobius hongkongensis Lam, 1986 + + 3 Callogobius okinawae (Snyder, 1908) + + 4 Callogobius sclateri (Steindachner, 1879) + + 5 Callogobius sp. + 6 Cryptocentrus caeruleomaculatus (Herre, 1933) + + 7 Cryptocentrus cinctus (Herre, 1936) + + 8 Cryptocentrus leptocephalus Bleeker, 1876 + + 9 Cryptocentrus strigilliceps (Jordan & Seale, 1906) + + 10 Ctenogobiops crocineus Smith, 1959 + 11 Ctenogobiops pomastictus Lubbock & Polunin, 1977 + 12 Eviota albolineata Jewett & Lachner, 1983 + + + 13 Eviota spilota Lachner & Karnella, 1980 + + + 14 Exyrias sp. + + 15 Fusigobius duospilus Hoese & Reader, 1985 + + + 16 Fusigobius humeralis (Randall, 2001)* + 17 Gnatholepis anjerensis (Bleeker, 1851) + 18 Gnatholepis cauerensis (Bleeker, 1853) + 19 Gobiodon citrinus (Rüppell, 1838) + 20 Gobiodon quinquestrigatus (Valenciennes, 1837) + 21 Gobiopsis aporia Lachner & McKinney, 1978 + 22 Istigobius decoratus (Herre, 1927) + + 23 Istigobius ornatus (Rüppell, 1830) + + 24 Macrodontogobius wilburi Herre, 1936 + + 25 Periophthalmus argentilineatus Valenciennes, 1837 + + 26 Pleurosicya micheli Fourmanoir, 1971 + + + 27 Pleurosicya mossambica Smith, 1959 + + 28 Priolepis cincta (Regan, 1908) + 29 Priolepis inhaca (Smith, 1949) + + 30 Priolepis nuchifasciatus (Günther, 1873) + + 31 Priolepis semidoliata (Valenciennes, 1837) + + 32 Trimma benjamini Winterbottom, 1996 + 33 Trimma naudei Smith, 1957 + + + 34 Trimma okinawae (Aoyagi, 1949) + + Ghi chú: *Loài mới cho Việt Nam. 132

Phụ lục 2. Hình ảnh các loài thuộc họ cá bống trên rạn san hô trong vịnh Nha Trang Appendix 2. Species belonging to Gobies in Nha Trang bay Hình 1. Bathygobius fuscus Hình 2. Bathygobius hongkongensis Hình 3. Callogobius okinawae Hình 4. Callogobius sclateri Hình 5. Callogobius sp. Hình 6. Cryptocentrus caeruleomaculatus Hình 7. Cryptocentrus cinctus Hình 8. Cryptocentrus leptocephalus Hình 9. Cryptocentrus strigilliceps Hình 10. Ctenogobiops crocineus Hình 11. Ctenogobiops pomastictus Hình 12. Eviota albolineata 133

Hình 13. Eviota spilota Hình 14. Exyrias sp. Hình 15. Fusigobius duospilus Hình 16. Fusigobius humeralis Hình 17. Gnatholepis anjerensis Hình 18. Gnatholepis cauerensis Hình 19. Gobiodon citrinus Hình 20. Gobiodon quinquestrigatus Hình 21. Gobiopsis aporia Hình 22. Istigobius decoratus Hình 23. Istigobius ornatus Hình 24. Macrodontogobius wilburi 134

Hình 25. Periophthalmus argentilineatus Hình 26. Pleurosicya micheli Hình 27. Pleurosicya mossambica Hình 28. Priolepis cincta Hình 29. Priolepis inhaca Hình 30. Priolepis nuchifasciatus Hình 31. Priolepis semidoliata Hình 32. Trimma benjamini Hình 33. Trimma naudei Hình 34. Trimma okinawae 135