ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN PHONG KHÁNH HÒA

Similar documents
PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT & PREMIER RESIDENCES PHU QUOC EMERALD BAY MANAGED BY ACCORHOTELS

Chuyên đề SWAT (Soil and Water Assessment Tool)

hồ sơ năng lực GIỚI THIỆU CÔNG TY Company Introduction Billboard Ads sign Street Banner Events Contacts giới thiệu vinamad

Phân tích và Thiết kế THUẬT TOÁN Hà Đại Dương Web: fit.mta.edu.vn/~duonghd

CÂY CÂN BẰNG AVL MỤC TIÊU TÓM TẮT. Hoàn tất bài thực hành này, sinh viên có thể:

PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ THỰC HÀNH MÔN GÚT Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Dây, vật dụng, cây, móc. Trí nhớ, nhanh, đúng chỗ Kiên nhẫn, bình tĩnh, hoạt bát

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC CỦA GÀ ISA BROWN MẮC BỆNH NEWCASTLE

HÌNH THÁI HỌC CÂY PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI VIỆT NAM

AMC 8 (A) 2 (B) 3 (C) 4 (D) 5 (E) 6

ẢNH HƯỞNG TỈ LỆ CÁC HUFA (DHA:EPA:ARA) TRONG THỨC ĂN LÀM GIÀU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ CHẼM - Lates calcarifer (Bloch, 1790)

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ CỦA CÁC LOÀI CÁ BỐNG THUỘC HỌ (ELEOTRIDAE) TRÊN SÔNG HẬU STUDY ON FISH COMPOSITION AND ABUNDANCE OF GOBY FISH

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THEO XU HƯỚNG ĐỔI MỚI

THỜI GIAN TIÊU ĐỀ BÀI PHÁT BIỂU DIỄN GIẢ TIÊU ĐỀ BÀI PHÁT BIỂU DIỄN GIẢ PHÒNG HỘI THẢO 2 PHẦN TỔNG QUÁT

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LƯỢNG COLIFORMS VÀ Escherichia coli GÂY NHIỄM TRÊN CÁ RÔ PHI KHI BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ DƯƠNG THẤP

ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI ẢO TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH

KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 KHÁNG BỆNH BẠC LÁ

"Shepherds living with the smell of the sheep" (Pope Francis) DANH SÁCH THAM DỰ VIÊN

SỰ PHÂN BỐ VÀ CƯỜNG LỰC KHAI THÁC CÁ KÈO GIỐNG (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

ỨNG DỤNG NỘI SOI PHẾ QUẢN CAN THIỆP TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI. TS. Vũ Văn Giáp TS. Chu Thị Hạnh GS.TS. Ngô Quý Châu và CS

THÔNG BÁO SỐ 2 HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ LẦN THỨ IV NGÀY 9 & 10 THÁNG 10 NĂM 2015

HỌ CÁ BỐNG TRẮNG (GOBIIDAE) TRONG CÁC RẠN SAN HÔ SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF THE FAMILY GOBIIDAE IN CORAL REEFS IN THE NHA TRANG BAY

VIÊM TAI GIỮA MẠN THỦNG NHĨ KÉO DÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÔNG BÀO XƢƠNG CHŨM

CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias gracilentus), MỘT LOÀI CÁ MỚI CỦA VIỆT NAM

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TEO THỰC QUẢN

With these exceptional golfing privileges, there is no better golfing partner than your Visa Premium card

BRONCHOGENIC CYST IN THE ANTERIOR MEDIASTINUM A CASE REPORT

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2016

Third Amnesty Of God Eighty Ninth Year Tay Ninh Holy See **** REPORT

Sự hòa hợp giữa các thì

Phần 2. AUTOLISP. BS: Nguyễn Quang Trung 1

9:00-11:00 GIỜ : HỘI NGHỊ PHIÊN TOÀN THỂ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN BÀN CÂN SÀN TPS SERI-DH

BITEXCO FINANCIAL TOWER. International Summer Week. 1 st July May, 2016

DI TRUYỀN & CHỌN GiỐNG THỦY SẢN. Ts. Phạm Thanh Liêm Ts. Dương Thúy Yên Bộ môn Kỹ thuật Nuôi Nƣớc Ngọt

MARKET-ing 8/12/2011. Bài giảng lưu hành nội bộ dành riêng cho SV KTS _ DH Nong Lam TPHCM. Marketing là gì? TS Nguyen Minh Duc 1

MÔ TẢ BA LOÀI MỚI TRONG NHÓM CÁ BẬU, GIỐNG Garra Hamilton, 1822 (Cyprinidae, Cypriniformes) ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở BẮC VIỆT NAM

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN ĐIỆN TỬ

NGHI N CøU ÆC IÓM GI I PHÉU L M SµNG Vµ KÕT QU IÒU TRÞ PHÉU THUËT SöA TOµN Bé BÖNH TIM THÊT PH I HAI êng RA

BÀI 1: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD

(BangBH, NghiaND) soict.hut.edu.vn

VIỆN TIÊU CHUẨN ANH - LỊCH ĐÀO TẠO / TRAINING SCHEDULE 2018 Đào tạo tại Đà Nẵng/ in Đà Nẵng

Cho đến nay, có 180 tham dự viên và thuyết trình viên Đại Hội Linh Mục Việt Nam Emmaus V; đông nhất từ trước đến giờ. Chúng ta cảm tạ Chúa!

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG -----o0o----- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật NÔNG LÂM NGHIỆP

List of Participants

R E C R E A T I O N B R O C H U R E

FIEST ELEMENTARY OCTOBER 1-12, Fiest Elementary School Est. 1989

NH»NG ÇIŠU CÀN BI T VŠ BŒNH LAO

THÔNG BÁO - GIÚP NẠN NHÂN BÃO LỤT MIỀN TRUNG 2016

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN (TS652)

Phrasal verbs Nhữ ng cu m đo ng tữ hay ga p trong ca c ba i thi

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN ĐẾM VIBRA TPS SERI C VIBRA TPS C

Danh Sách Linh Mục Việt Nam Tham Dự Đại Hội Emmaus V (Hạn chót ghi danh ngày 30/9/ Please thêm $80 nếu ghi danh sau ngày 30/9/2013)

PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG TRONG THAI KỲ

THÀNH PHẦN VI NẤM KÍ SINH TRÊN CÁ TRA GIỐNG (Pangasianodon hypophthalmus)

Initial Environmental and Social Examination Report Annex D

Vietnam, Que Huong Muon Thuo =: Vietnam, Mon Pays De Toujours = Vietnam, My Country Forever By Cao Linh Tran READ ONLINE

List of delegates to Italy From June 2018

data science = data (math stat cs...)?

THƯ VIỆN TRUNG TÂM - THÔNG BÁO TÀI LIỆU MỚI THÁNG 3/2016

3M Personal Protective Equipments. ThePower toprotect. Your World

Khối: Cao Đẳng Năm 2008

Chúa Nh t XXII Th ng Niên N m C. Ngày 01/09/2013 Bản Tin Số Nhân Đ c Đ u Tiên. Lm. G.T. Phạm Quốc Hưng, C.Ss.R

THÔNG BÁO KỸ THUẬT TÀU BIỂN TECHNICAL INFORMATION ON SEA-GOING SHIPS

CBRE Seminar ASSET SERVICES OFFICE SERVICES. Standing out in a challenging and crowded market. 12 th February 2009

CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Mot so cac trung bi6n Ong muc. nu& bien yen b6 V* Nam

Tìm hiểu CMS Joomla và ứng dụng xây dựng website bán máy tính qua mạng

Một số thao tác cơ bản trong Word 2007, 2010 Cập nhật ngày 14/12/2015 Đặt mục tiêu > Quan sát > Chọn đối tượng > Chọn việc > Hành động!

Nghiên cứu thành phần loài cá họ Bống trắng (Gobiidae) phân bố ở ven biển tỉnh Sóc Trăng

Your World. ThePower toprotect. 3M Personal Protective Equipments

The Abyss. Whitepaper. Tháng 4 năm 2018 Phiên bản 2.0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ QUÁCH VĂN CAO THI

Thôngtin dànhchocánbộy tế. & PHÁC ĐỒ PHỐI HỢP VỚI α BLOCKER TRONG ĐIỀU TRỊ TSLTTTL

List of Vietnamese Prisoners of Conscience- as of September 30, 2018

2979 Vietnamese songs Karaoke Page 1

Công ty Cổ phần BLUESOFTS. Add-in A-Tools Trích lọc dữ liệu và tạo báo cáo động trong Microsoft Excel. Tác giả: ThS.

Sxmb du doan. 10/17/2017 Daphne irene video 10/19/2017. Men that play with a catheter

Nhà phân ph i, cung c p s n ph m DIGI - JAPAN t i Vi t Nam. Gi i pháp an toàn và toàn di n v cân i n t CAÂN ÑIEÄN TÖÛ HÖNG THÒNH.

Kính gửi: Thư viện Trường BÁO GIÁ DANH MỤC SÁCH GIÁO TRÌNH

HỘI NGHỊ VẬT LÝ LÝ THUYẾT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 31

Trung Tâm Gia Sư Tài Năng Việt

JEN Ngay~..A.Q.l ~1: e vi~c tuyen sinh dao tao trinh dq thac si narn 2017 C~uyen ~J~.c._M..fil,

ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở MỘT SỐ HANG ĐỘNG VÀ SÔNG SUỐI VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

ALEGOLF MEMBERS PREFERRED RATES TABLE

Nguyễn Phi Hùng - Lớp CT901 1

Giáo Xứ Thánh Philipphê PHAN VĂN MINH 15 West Par Street, Orlando, Florida ĐT: (407) ĐT. khẩn cấp: (407)

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở VÙNG RỪNG CAO MUÔN, HUYỆN BA TƠ, TỈNH QUẢNG NGÃI

Page 1 of 15 UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY OF HANOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI. Photo. Dir/ Service/Depart Name Function

UNIT 12: WATER SPORTS

Tdm seat ton Hwang gan do thuoc thong qua ket qua xet nghiem can lam sang tqi Benh vien Huu Nghi Tran Thj Ngoc\Tran Ngan Ha 1, Nguyen Khac Dung 1, Tra

HIỆN TRẠNG GIÁO TRÌNH - BÀI GIẢNG

BAO CAO KET QUA THO' NGHll;M

THÔNG BÁO KỸ THUẬT- TECHNICAL INFORMATION

ĐỌC KINH TÔN VƯƠNG LỊCH PHỤNG VỤ TRONG TUẦN. Ngày 13/5/2018 Lúc 7:00PM Giáo Khu 1 Ô/B Hoàng Vang Herald Dr.

VIE: Northern Mountain Provinces Transport Connectivity Project

GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH VISA VIETNAM 2012 PLATINUM GOLF

DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở VÙNG RỪNG CÀ ĐAM, HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI

Transcription:

THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN PHONG KHÁNH HÒA DISTRIBUTION OF CONE SNAIL (CONUS SPP) AT VAN PHONG BAY, KHANH HOA Đặng Thúy Bình, Bùi Vân Khánh, Nguyễn Thị Thu Nga Viện Ngiên cứu CNSH & MT - Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Ốc cối (Conoidea) là giống ốc độc có giá trị mỹ nghệ và là nguồn dược liệu quý. Nghiên cứu này xác định thành phần loài, đặc điểm phân bố của ốc cối tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) và xây dựng bản đồ phân bố của một số loài phổ biến. Tổng số 19 loài được tìm thấy tại 10 điểm thu mẫu đại diện cho mùa khô và mùa mưa. Số lượng cá thể/điểm thu mẫu vào mùa khô cao hơn mùa mưa và dao động từ 15-55/100m 2. Các loài phổ biến là Conus textile (83 cá thể/ 8 điểm thu mẫu); C. striatus (54 cá thể/10 điểm thu mẫu); C. vexilum (42 cá thể/8 điểm thu mẫu); và C. miles (38 cá thể/6 điểm thu mẫu). Bản đồ phân bố của các loài ốc phổ biến cho thấy ốc cối hiện diện ở hầu hết các điểm thu mẫu nhưng mật độ phân bố mùa khô cao hơn mùa mưa (lần lượt là 29-55 và 12-22). Dữ liệu trên làm cơ sở cho các nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi giống ốc cối có giá trị kinh tế và y học. Từ khóa: Conus, bản đồ phân bố, vịnh Vân Phong, ốc cối ABSTRACT The Cone snail (Conoidea) is the toxic Conus species known as precious drug. This study presents the species composition and distribution of Conus species at Van Phong Bay, Khanh hoa Province. Based on this data, the distribution of four common Conus species has been mapped. Nineteen species have been totally found at 10 sampling sites representatively for dry and rainy seasons. The number of individuals per location was found higher in dry than in the rainy seasons (29-55 and 12-22, respectively). Dominaant species are Conus textile (83 individuals/8 sampling sites); C. striatus (54 individuals/10 sampling sites); C. vexilum (42 individuals/8 sampling sites); and C. miles (38 individuals/6 sampling sites). The distribution maps show that diminant Conus species has been found in most of sampling sites, but the density is higher in dry season compared to the rainy one. These data can be used for further research on conservation of this high value and medical species. Keywords: Conus, distribution map, Van Phong Bay, Cone snail I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bờ biển Việt Nam dài 3.260km và có hơn 3.000 đảo lớn nhỏ. Năm 1992, Trung tâm quan trắc bảo tồn thế giới (World Conservation Monitoring Center) đánh giá Việt Nam là một trong 16 quốc gia có sự đa dạng di truyền cao trên thế giới. Đa dạng sinh học của Việt Nam đặc trưng bởi 11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và 3.000 loài vi sinh vật. Việt Nam có tiềm năng về kinh tế biển với khoảng 20 hệ sinh 82 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

thái biển, trong đó có khoảng 11.000 loài bao gồm 2.500 loài cá biển, 225 loài tôm, hơn 200 loài thủy sinh vật, gần 700 loài động vật nổi và 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 15 loài cỏ biển và hơn 6.000 loài động vật không xương sống. Theo ước tính, có khoảng 1.122km 2 rạn san hô phân bố từ Bắc vào Nam, 90% các loài san hô cứng ở vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương được tìm thấy ở Việt Nam (Dang và Chu, 2005). Ở nước ta, ốc là một trong những nguồn lợi hải sản có mức độ phong phú về thành phần loài, có giá trị thực phẩm và kinh tế cao. Song những năm gần đây, tình trạng khai thác quá mức cộng với sự ô nhiễm môi trường đang làm cho nguồn lợi ốc có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Nhiều loài nhuyễn thể có giá trị cao đang có nguy cơ tuyệt chủng như ốc tù và, ốc đụn, ốc bàn tay, trai tai tượng, ốc vú nàng (http://www.baomoi.com/home/dulich/cand. com.vn/). Ốc cối là loại động vật thân mềm, có nọc độc, sống chủ yếu ở các vùng nước nông nhiệt đới. Ở Việt Nam có hơn 76 loài (Hylleberg và Kilburm, 2003) và khoảng 500-700 loài được ghi nhận trên toàn thế giới (Nam và cs, 2009; Cunha và cs, 2005). Chúng thường được khai thác để làm hàng mỹ nghệ và còn là nguồn thực phẩm cao cấp ở một số quốc gia như Vanuatu, New Caledonia, Philippines. Gần đây, ốc cối còn được biết đến như là một loại dược liệu quý để chữa các cơn đau mãn tính, ung thư và nhiều bệnh khác (Oliverra, 2002; Terlau và Olivera, 2004; Puillandre và cs, 2010). Những nghiên cứu về ốc cối ở Việt Nam phần lớn vẫn còn ở mức độ khảo sát, thu thập mẫu và tư liệu liên quan (Hylleberg và Kilburm, 2003); phân loại, mô tả đặc điểm hình thái (Nguyễn Ngọc Thạch, 2002); xác định độc tính và kiểm chứng tính chất của một số độc tố (http://www.vnio.org.vn/). Ngô Đăng Nghĩa và cs (2010) đã tiến hành khảo sát, phân loại, mô tả đặc điểm hình thái, xây dựng mối quan hệ tiến hóa và bước đầu khảo sát độc tính của các loài ốc cối thu tại vùng biển Nam Trung bộ. Tuy nhiên, những nghiên cứu sâu về đặc điểm phân bố của ốc cối vẫn còn rất hạn chế. Nghiên cứu này xác định thành phần loài và đặc điểm phân bố ốc cối ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) để xây dựng bản đồ phân bố của một số loài ốc cối phổ biển làm cơ sở cho các nghiên cứu bảo tồn nguồn lợi giống thủy sản có giá trị kinh tế và y học. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm, phương pháp thu mẫu và phân loại Mẫu ốc cối được thu 2 lần/ năm, đại diện cho mùa mưa và mùa khô (tháng 5 và tháng 10 năm 2010) quanh đảo Hòn Lớn thuộc vịnh Vân Phong (Khánh Hòa). Mẫu được thu theo phương pháp lặn quan sát theo mặt cắt (Transect surveys) và quan sát tự do không theo mặt cắt (free-swimming observations) (Hodgson, 1998; English và cs, 1997). Các thông tin liên quan đến địa điểm khảo sát (vị trí, thời gian) được mô tả và ghi chép đầy đủ vào sổ nhật ký thực địa làm cơ sở cho việc lập bản đồ phân bố sau này. Vị trí các mặt cắt (điểm khảo sát) có diện tích khoảng 100m 2 và được xác định bằng máy định vị cầm tay GPS (Magellan JPS colour tract, hệ quy chiếu GW 84, Đài Loan). Ốc cối được định danh theo Röckel và cs (1995) và Nguyễn Ngọc Thạch (2007). Thông tin về 10 điểm thu mẫu được trình bày ở bảng 1. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 83

Bảng 1. Vị trí các điểm thu mẫu ở Vân Phong (Khánh Hòa) Ký hiệu Thời gian (mùa) Kinh độ Vĩ độ D1 5/2010 (khô) 109 18 0.84 E 12 37 56.23 N D2 5/2010 (khô) 109 18 25.88 E 12 38 52.65 N D3 5/2010 (khô) 109 18 25.88 E 12 38 52.65 N D4 5/2010 (khô) 109 18 34.30 12 36 12.03 N D5 5/2010 (khô) 109 21 24.82 E 12 34 10.39 N D6 10/2010 (mưa) 109 22 33.27 E 12 33 11.45 N D7 10/2010 (mưa) 109 0. 19.51.6 E 12 0.38 02.7 N D8 10/2010 (mưa) 109 0. 20.19.4 E 12 0.38 02.7 N D9 10/2010 (mưa) 109 0. 17.31.6 E 12 0.37 31.6 N D10 10/2010 (mưa) 109 0. 18.36.9 E 12 0.38 39.6 N 2. Nghiên cứu phân bố ốc cối Mẫu ốc cối được phân loại sơ bộ, đo kích thước, khối lượng, và chụp ảnh, vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm trong nitơ lỏng, sau đó được lưu giữ ở -70 0 C. Dữ liệu phân bố (số cá thể/điểm thu mẫu) của một số loài phổ biến được sử dụng để xây dựng bản đồ phân bố bằng phần mềm Golden Software Surfer ver 8. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài, mật độ phân bố ốc cối Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu tại Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) tại 10 điểm thu mẫu. Thành phần, số lượng cá thể và sự phân bố của các loài ốc cối được trình bày ở bảng 2. Qua khảo sát cho thấy ốc cối ở vịnh Vân Phong khá đa dạng về thành phần loài (bảng 2), cụ thể ở Vân Phong tìm thấy 19 loài tại các điểm thu mẫu khác nhau giữa mùa khô và mùa mưa (9-12 loài ở mùa khô và 5-9 loài ở mùa mưa). Hình thái ngoài của các loài trên được biển hiện ở hình 1. Một số loài biểu hiện sự đa dạng về mặt hình thái, có sự khác nhau về màu sắc và vân trên vỏ (C. caractericus, hình 1-22,23) hay sự khác biệt về kiểu vân trên vỏ (C. betulinus, hình 1-4,5). Một số loài có đặc điểm hình thái rất giống nhau nên dễ gây nhầm lẫn (C. litteratus và C. leopardus, hình 1-1,2); C. bandanus và C. marmoreus, hình 1-11,12). Loài phổ biến nhất là Conus textile (83 cá thể tại 8/10 điểm thu mẫu (nhiều nhất là 18 cá thể tại điểm 3, ít nhất 5 cá thể ở điểm 8,9), Một số loài khác cũng khá phổ biến là C. striatus (54 cá thể phân bố khá đồng đều tại 10/10 điểm thu mẫu), loài C. vexilum (42 cá thể phân bố tại 8/10 điểm thu mẫu), và loài C. miles (38 cá thể phân bố tại 6/10 điểm thu mẫu). Loài C. betulinus và C. quercinuss có mật độ phân bố trung bình. Một số loài rất hiếm gặp như C. arenatus và C. leopardus. Các loài có kích thước lớn như C. textile, C. striatus, C. vexilum, C, betulinus, C. distans và C. leopardus. Loài có kích thước dao động lớn như C. litteratus và C. lividus. Số lượng cá thể tại các điểm thu mẫu dao động từ 15-55/100m 2 khu vực thu mẫu, cao nhất là tại điểm 3 và 5, lần lượt là 52 và 55 cá thể. Kết quả cũng cho thấy tần xuất bắt gặp ốc cối vào mùa khô cao hơn so với mùa mưa (29-55 tổng cá thể/điểm thu mẫu vào mùa khô 84 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

và 15-22 tổng cá thể/điểm thu mẫu vào mừa mưa). (hình 2). Số lượng cá thể ốc tại từng điểm thu mẫu cũng nhiều hơn (5-18 đối với các loài phổ biển và 2-5 đối với các loài khá phổ biến. Tuy nhiên, đối với các loài hiếm đôi khi chỉ gặp 1 đến 2 cá thể. Về thành phần loài cũng có đặc điểm tương tự. Các điểm có số lượng loài nhiều là D1 và D4 (có 12 loài); tiếp theo là các điểm D2, D3, D5 và D7 (có 9 loài) (bảng 2) Hình 2. Phân bố cá thể ốc cối theo điểm thu mẫu tại vịnh Vân Phong. Điểm 1-5 thu vào mùa khô và 6-10 thu vào mùa mưa 2. Đặc điểm phân bố ốc cối Sự phân bố của ốc cối được thể hiện bằng bản đồ phân bố trên hình 3, các loài phổ biến nhất C. textile, C. striatus, C. vexilum và C. miles. Loài C. textile phân bố rộng (8/10 điểm) và số cá thể được tìm thấy nhiều nhất ở các điểm thu mẫu 2-5 (10-18 cá thể), trong khi đó loài C. striatus và C. vexilum được tìm thấy ở hầu hết các điểm với số lượng cá thể gần như đồng đều (thấp nhất 4 cá thể, cao nhất 10 cá thể). Loài C. miles được tìm thấy ở 6 điểm thu mẫu với số lượng cá thể trung bình (5-8 cá thể). IV. THẢO LUẬN 1. Thành phần loài, mật độ phân bố ốc cối Thành phần loài và sự phân bố của động vật thân mềm đã được nghiên cứu trên hầu hết các vùng biển thế giới, trong đó nhiều nhất là vùng biển Ấn Độ - Thái Bình Dương. Nguyễn Ngọc Thạch (2007) đã xác định có 39 loài ở Việt Nam thuộc họ Conidae, trong đó họ phụ Coninae gồm giống Conus L 1758 (loài đặc trưng (type species) là Conus marmoreus L 1758) được phân thành các lớp phụ Asprella Schaufuss, 1869; Chelyconus Morch, 1852; Darioconus Iredale 1930; Hermes Montifort, 1810; Lithconus Morch, 1852; Phasmoconus Morch, 1852; Pimoconus Morch, 1852; Rhizoconus Morch, 1852; Stephanoconus Morch, 1852; Vigiconus Cotton, 1945; Viroconus Iradale, 1930. Tác giả cũng ghi nhận một số loài chưa được định danh, ví dụ ốc cối thon dài (Conus sp1.), ốc cối thon nhí (Conus sp2.), ốc cối rãnh cạn (Conus (Rhizoconus) sp1.); ốc cối đáy bằng (Conus (Rhizoconus) sp1.). Tập hợp tất cả các nghiên cứu trong và ngoài nước và các mẫu vật thu được về khu hệ động vật thân mềm biển Việt Nam từ trước đến nay sau khi xem xét và điều chỉnh, Hylleberg và Kilburn (2003) đã xác định biển Việt Nam có khoảng 2.200 loài thuộc 700 giống của 200 họ phụ đã được công bố ở Việt Nam. Trong đó, giống ốc cối được ghi nhận có khoảng 76 loài. Các tác giả cũng ghi chú 18 loài ốc cối được mô tả bởi Nguyễn Ngọc Thạch (2007) hoặc các công bố khác, nhưng những loài này không được ghi nhận có mặt ở Việt Nam hoặc tên của chúng đã thay đổi theo Röckel và cs (1995) như Conus luteus Sowerby, 1833; Conus monachus Linnaeus, 1758. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm thấy 19 loài tại vịnh Vân Phong (chiếm 30% số loài bắt gặp ở Việt Nam). Tất cả các loài trên đã được định danh chính xác dựa trên đặc điểm hình TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 85

thái và sự đa dạng về màu sắc và vân trên vỏ đã được ghi nhận (hình 1). Các loài phổ biển nhất là C. textile, C. striatus và C. vexilum. Kết quả này cũng khá phù hợp với các nghiên cứu trước đó (Ngô Đăng Nghĩa, 2010). Loài C. miles cũng phân bố rộng nhưng tần suất bắt gặp và số lượng cá thể ít hơn. Tuy nhiên, qua đợt khảo sát tại vịnh Vân Phong, cũng như thu mẫu dọc bờ biển Nam Trung Bộ (Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Bình Thuận, Sông Cầu) đều không thấy sự xuất hiện của ốc cối địa lý (C. geographus) là loài được công bố phổ biến ở Việt Nam. Đây là loài ốc ăn cá và được biết đến là một trong các loài có tính độc cao nhất trong số các loài ốc cối (http:// vn.vinaseashells.com/oc-coi-nau.htm). Có thể ốc cối địa lý có thói quen săn mồi vào ban đêm, ban ngày thường vùi mình trong cát nên rất khó phát hiện hoặc do cơ thể có kích thước lớn, màu sắc đẹp nên chúng bị khai thác tập trung dẫn đến sự suy giảm về số lượng. So sánh với dữ liệu phân bố của ốc cối thu ở Vân Phong năm 2009 (Ngô Đăng Nghĩa và cs, 2010), chúng tôi nhận thấy năm 2010 có sự đa dạng hơn về loài và số lượng cá thể. Cụ thể kết quả khảo sát ở 4 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Bình Thuận) năm 2009 tìm thấy 18 loài, trong đó ở vịnh Vân Phong có 12 loài tại 6 điểm thu mẫu. C. textile 13 cá thế, C. striatus 13 cá thể và C. vexilum 5 cá thể; Tuy nhiên loài C. miles có số lượng cá thể là 19, trong khi năm 2010 chúng tôi thu được loài C. striatus 54 cá thể, C. textile 83 cá thế và C. vexilum 42 cá thể; và C. miles có số lượng cá thể là 38. Có thể số lượng đợt/điểm thu mẫu năm 2010 nhiều hơn và tập trung vào mùa khô và đầu mùa mưa nên tần suất bắt gặp nhiều hơn so với mẫu thu năm 2009 (chủ yếu vào cuối mùa mưa). Qua 2 đợt thu mẫu, chúng tôi nhận thấy tần xuất bắt gặp ốc cối vào mùa khô cao hơn mùa mưa (hình 2); Vào mùa mưa, có thể do nhiệt độ xuống thấp hơn, chúng trốn vào các hốc, ghềnh đá, rạn san hô. Theo điều tra khảo sát chúng tôi nhận thấy vào mùa khô là lúc thu mẫu dễ và nhiều nhất. Đồng thời kích cỡ mẫu ốc của cùng loài thu vào vào mùa khô (6-8cm) lớn hơn hẳn so với các mẫu thu được vào mùa mưa (3-4cm). 2. Đặc điểm phân bố ốc cối Giống ốc cối thường phân bố ở vùng vĩ độ giữa 40 0 Bắc và 40 0 Nam, thuộc các vùng biển: Ấn Độ - Thái Bình Dương, Panamic, Caribbean, Peruvian, Patagonic, Tây và Nam Phi và Địa Trung Hải. Một vài loài có thể phân bố ở vĩ độ trên 40 0 Bắc - Nam như ở Nam Phi. Nam Australia, Nam Nhật Bản và biển Địa Trung Hải. Nhìn chung, ốc cối xuất hiện ở hầu hết các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhưng đa dạng nhất ở khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương (Indo-West Pacifi c). Mật độ phân bố lớn nhất của chúng đạt 40 cá thể/m 2 (Kohn và cs, 2001). Ốc cối được tìm thấy chủ yếu ở các rạn san hô. Chúng có thể ở các vùng nước nông gần rạn san hô, dưới rạn san hô, vùi mình trong cát hoặc ở dưới các tảng đá hoặc sỏi (Röckel và cs, 1995). Một vài loài ốc cối sống ở rừng ngập mặn. Một số lượng đáng kể ốc cối sống xa bờ hoặc ở những vùng nước sâu đến 400m (Röckel và cs, 1995) Ở Việt Nam, ốc cối phân bố chủ yếu ở các vùng ven biển thuộc khu vực Nam Trung bộ từ Đà Nẵng (Khánh Hòa, Bình Thuận...) đến Vũng Tàu, Kiên Giang, và quanh các đảo (như Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Trường Sa, Hoàng Sa, Phú Quý, 86 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Long Hạ, Côn Đảo). Các loài ốc được ghi nhận phổ biến ở Việt Nam như C. vexilum, C. quercinus, C. imperialis, C. striatus, C. generalis, C. geographus, C. litteratus và C. distans. Chúng có dải phân bố rất rộng, từ vùng dưới triều đến độ sâu khá lớn, nhưng thường sống chui trong các kẽ rạn san hô ở độ sâu từ 10-70m. Đôi khi thấy chúng vùi trong cát ở vùng rạn phẳng. Một số loài có thể sống ở vùng xa bờ (http:// vn.vinaseashells.com/oc-coi-nau.htm). Dựa trên bản đồ phân bố của các loài ốc cối (hình 3) ta thấy loài C. textile, C. striatus và C. vexilum có phạm vi phân bố gần như nhau, trong đó, loài C. textile có số lượng cá thể được tìm thấy nhiều nhất. Số lượng cá thể mùa khô cao hơn so với mùa mưa, đặc biệt đối với loài C. textile. Loài C. miles có mức độ phân bố đồng đều giữa mùa khô (Điểm D1, D4 và D5) và mùa mưa (Điểm D8, D9, D10) nhưng số lượng cá thể mùa khô tương đối nhiều hơn. Loài C. textile được ghi nhận là phân bố trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (Röckel và cs, 1995). C. striatus phân bố ở rất nhiều vùng khác nhau tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, từ Nam Phi đến Biển Đỏ, Hawaii và bán đảo Pháp. Trong khi đó, loài C. vexilum được ghi nhận phân bố ở nhiều khu vực thuộc Ấn Độ - Thái Bình Dương như Aldabra, quần đảo Chagos, Tazania, Madagasca, Biển Đỏ. Theo Röckel va cs (1995), loài C. miles phân bố trên toàn khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, trừ vùng Biển Đỏ. Tuy nhiên, Vine (1986) lại ghi nhận sự có mặt của loài ở Biển Đỏ. Cả bốn loài trên đều có vùng phân bố rất rộng. Việt Nam nằm trong khu vực Thái Bình Dương, vì vậy tần xuất bắt gặp các loài trên cũng rất cao. Kết quả của Ngô Đăng Nghĩa và cs (2010) cũng cho thấy các loài trên bắt gặp ở các vùng khảo sát thuộc khu vực Nam Trung bộ với mật độ cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Ốc cối được dùng làm hàng mỹ nghệ, vì vậy các loài có kích thước lớn và màu sắc đẹp đang bị khai thác với số lượng lớn. Tuy chưa có loài ốc cối nào được xếp trong sách đỏ hoặc được ghi nhận có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng với tốc độ khai thác như hiện nay, loài ốc với giá trị dược liệu cao sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cấu trúc quần thể tự nhiên. Theo Ngô Đăng Nghĩa và cs (2010) và kinh nghiệm của ngư dân cho thấy càng xa bờ, ở độ sâu càng lớn thì khả năng bắt gặp các loài ốc cối càng nhiều và có kích thước lớn (6-8cm) so với gần bờ (3-4cm). Điều này cũng có thể do sự tăng cường đánh bắt ốc cối có kích thước lớn ở các khu vực gần bờ trong những năm gần đây dẫn dến sư suy giảm về số lượng và kích thước loài. V. KẾT LUẬN Ốc cối là nguồn tài nguyên quý giá về mặt mỹ nghệ và gần đây rất được chú trọng vì những ứng dụng của độc tố trong nghiên cứu sinh học thần kinh và y dược học. Ốc cối ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) khá đa dạng về loài (19 loài) và các loài phổ biến có mật độ phân bố cao là Conus textile; C. striatus; C. vexilum; và C. miles. Các loài hiếm gồm C. arenatus và C. Leopardus. Ốc cối có mặt ở hầu hết các điểm thu mẫu nhưng mật độ phân bố mùa khô cao hơn mùa mưa. Kết quả nghiên cứu về thành phần loài, mật độ và khu vực phân bố của ốc cối ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) có thể làm cơ sở cho công tác bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 87

Hình 1. Hình thái vỏ của các loài ốc cối phân bố ở biển Việt Nam 1. Conus leopardus; 2. C. litteratus; 3,4. C. betulinus, 5. C. quercinus; 6. C. terebra; 7. C. magus; 8. Conus cf. disstans; 9. C. distans; 10. C. textile; 11. C. bandanus; 12. C. marmoreus; 13. C. imperialis; 14, 15. C. vexilum; 16. C: capitaneus; 17. C. miles; 18. C. stratus; 19. C. generalis; 20. C. lividus; 21. C. tessulates; 22,23. C. caracteriscus. 88 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

Bảng 2. Thành phần và số lượng các loài ốc cối thu tại vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) năm 2010 STT Tên loài D1 D 2 D 3 D 4 D5 D6 D 7 D 8 D 9 D10 Tổng số 1 C. textlie 10 18 16 15 8 6 5 5 83 2 C. striatus 7 6 10 7 5 4 4 6 5 54 3 C. vexillum 4 5 8 6 5 4 5 5 42 4 C. miles 7 8 6 6 5 6 38 5 C. betlulinus 3 2 5 1 2 2 15 6 C. quercinus 3 2 4 1 1 11 7 C. caracteriscus 2 1 3 1 2 9 8 C. capitaneus 2 3 2 1 8 9 C. magus 1 1 3 1 1 7 10 C. bandanus 1 1 3 5 11 C. lividus 2 1 1 1 5 12 C. litteratus 1 3 1 5 13 C. distans 1 1 2 4 14 C. generalis 1 2 1 4 15 C. imperrialis 2 2 1 1 4 16 C. marmoreus 2 1 1 4 17 C. tessulatus 1 1 1 3 18 C. terebra 1 2 3 19 C. leopardus 1 1 Số cá thể/điểm thu mẫu 33 29 55 53 37 21 22 15 22 17 Số loài/điểm thu mẫu 12 9 9 12 9 5 9 7 7 6 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 89

Hình 2. Bản đồ phân bố các loài ốc cối phổ biến (Conus textile, C. striatus, C. vexilum và C. miles) tại 10 diểm thu mẫu (đánh số từ D1 D10) ở vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) năm 2010. Độ lớn của các vòng tròn thể hiện số lượng cá thể ốc của từng loài. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cunha RL, Castilho R, Ruber L, Zardoya R. 2005. Patterns of cladogenesis in the venomous marine gastropod genus Conus from the Cape Verde islands. Syst Biol, 54:634-650. 2. Dang Thi An, Chu Thị Thu Hà. 2005. Biodiverity in Vietnam. The 2005-report (the fourth) of Vietnam Environmental Monitors (VEM). 3. English, S., Wilkinson, C., Barker, V. 1997. Survey Manual for Tropical Marine resources. Second edition. Australian Institute of Marine Science. Townsville. Australia. 90 TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG

4. Hodgson, G. 1998. Reef Check and sustainable management of coral reefs. Pp. 165-68. In: C.Wilkinson (ed) Status of Coral Reefs of the World: 1998. Australian Institute of Marine Science, Townsville, Australia 184 p. 5. Hylleberg, J and Kilburm, R.N. 2003. Marine Molluscs of Vietnam, Proceeding of. 16 th International Congress and Workshop, Tropical Marine Molluscs Program (TMMP). 6. Kohn AJ, Omori M, Yamakawa H, Koike Y. 2001. Maximal species richness in Conus: diversity, diet and habitat on reefs of northeast Papua New Guinea. Coral Reefs 20: 25 38. 7. Nam HH, Corneli PS, Watkins M, Olivera B, Bandyopadhyay P. 2009. Multiple genes elucidate the evolution of venomous snail-hunting conus species. Mol Phylogenet Evol, 53:645-652. 8. Ngô Đăng Nghĩa và cs. 2010. Báo cáo tổng kết dự án Bảo tồn tiềm năng di truyền các loài thủy hải sản Việt Nam. 2009-2010. 200 pp. 9. Nguyen Ngọc Thạch, 2007. Recently collected shells of Vietnam. L Informator Piceno & N.N.T. Italy. 10. Olivera BM. 2002. Conus venom peptides: reflections from the biology of clades and species. Annu Rev Ecol Syst 33. 11. Puillandre N, Watkins M, Olivera BM. 2010. Evolution of conus peptide genes: Duplication and positive selection in the a-superfamily. J Mol Evol (in press) 12. Röckel, D., Korn, W., Kohn, A.J., 1995. Manual of the Living Conidae (Vol. I: Indo- Pacific Region). Verlag Christa Hemmen, Wiesbaden, Germany. 13. Terlau, H., Olivera, B. M. 2004. Conus Venoms: A rich source of novel ion channel-targeted peptides. Physiol Rev. 84: 41 68. 14. Vine, K. 1986. Red Sea Invertebrates. Immel Publishing, London. 224 pp. TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG 91