KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 KHÁNG BỆNH BẠC LÁ

Similar documents
hồ sơ năng lực GIỚI THIỆU CÔNG TY Company Introduction Billboard Ads sign Street Banner Events Contacts giới thiệu vinamad

PREMIER VILLAGE PHU QUOC RESORT & PREMIER RESIDENCES PHU QUOC EMERALD BAY MANAGED BY ACCORHOTELS

Chuyên đề SWAT (Soil and Water Assessment Tool)

CÂY CÂN BẰNG AVL MỤC TIÊU TÓM TẮT. Hoàn tất bài thực hành này, sinh viên có thể:

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HUYẾT HỌC CỦA GÀ ISA BROWN MẮC BỆNH NEWCASTLE

PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ THỰC HÀNH MÔN GÚT Phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Dây, vật dụng, cây, móc. Trí nhớ, nhanh, đúng chỗ Kiên nhẫn, bình tĩnh, hoạt bát

AMC 8 (A) 2 (B) 3 (C) 4 (D) 5 (E) 6

THỜI GIAN TIÊU ĐỀ BÀI PHÁT BIỂU DIỄN GIẢ TIÊU ĐỀ BÀI PHÁT BIỂU DIỄN GIẢ PHÒNG HỘI THẢO 2 PHẦN TỔNG QUÁT

Phân tích và Thiết kế THUẬT TOÁN Hà Đại Dương Web: fit.mta.edu.vn/~duonghd

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 55, 2009

With these exceptional golfing privileges, there is no better golfing partner than your Visa Premium card

ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI ẢO TRONG QUẢNG BÁ DU LỊCH

"Shepherds living with the smell of the sheep" (Pope Francis) DANH SÁCH THAM DỰ VIÊN

THÀNH PHẦN LOÀI VÀ MỨC ĐỘ PHONG PHÚ CỦA CÁC LOÀI CÁ BỐNG THUỘC HỌ (ELEOTRIDAE) TRÊN SÔNG HẬU STUDY ON FISH COMPOSITION AND ABUNDANCE OF GOBY FISH

MÔ HÌNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THEO XU HƯỚNG ĐỔI MỚI

HÌNH THÁI HỌC CÂY PHẾ QUẢN Ở NGƯỜI VIỆT NAM

SỰ BIẾN ĐỔI CỦA LƯỢNG COLIFORMS VÀ Escherichia coli GÂY NHIỄM TRÊN CÁ RÔ PHI KHI BẢO QUẢN Ở NHIỆT ĐỘ DƯƠNG THẤP

ẢNH HƯỞNG TỈ LỆ CÁC HUFA (DHA:EPA:ARA) TRONG THỨC ĂN LÀM GIÀU ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CÁ CHẼM - Lates calcarifer (Bloch, 1790)

MARKET-ing 8/12/2011. Bài giảng lưu hành nội bộ dành riêng cho SV KTS _ DH Nong Lam TPHCM. Marketing là gì? TS Nguyen Minh Duc 1

(BangBH, NghiaND) soict.hut.edu.vn

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ TEO THỰC QUẢN

VIỆN TIÊU CHUẨN ANH - LỊCH ĐÀO TẠO / TRAINING SCHEDULE 2018 Đào tạo tại Đà Nẵng/ in Đà Nẵng

THÔNG BÁO SỐ 2 HỘI NGHỊ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TOÀN QUỐC VỀ CƠ KHÍ LẦN THỨ IV NGÀY 9 & 10 THÁNG 10 NĂM 2015

CÁ TRÊ PHÚ QUỐC (Clarias gracilentus), MỘT LOÀI CÁ MỚI CỦA VIỆT NAM

DI TRUYỀN & CHỌN GiỐNG THỦY SẢN. Ts. Phạm Thanh Liêm Ts. Dương Thúy Yên Bộ môn Kỹ thuật Nuôi Nƣớc Ngọt

BRONCHOGENIC CYST IN THE ANTERIOR MEDIASTINUM A CASE REPORT

ỨNG DỤNG NỘI SOI PHẾ QUẢN CAN THIỆP TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP BỆNH VIỆN BẠCH MAI. TS. Vũ Văn Giáp TS. Chu Thị Hạnh GS.TS. Ngô Quý Châu và CS

SỰ PHÂN BỐ VÀ CƯỜNG LỰC KHAI THÁC CÁ KÈO GIỐNG (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816) Ở VÙNG VEN BIỂN TỈNH SÓC TRĂNG VÀ BẠC LIÊU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG -----o0o----- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN ĐIỆN TỬ

BÀI 1: SOẠN THẢO VĂN BẢN VỚI MICROSOFT WORD

Phần 2. AUTOLISP. BS: Nguyễn Quang Trung 1

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN BÀN CÂN SÀN TPS SERI-DH

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2016

VIÊM TAI GIỮA MẠN THỦNG NHĨ KÉO DÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THÔNG BÀO XƢƠNG CHŨM

Cho đến nay, có 180 tham dự viên và thuyết trình viên Đại Hội Linh Mục Việt Nam Emmaus V; đông nhất từ trước đến giờ. Chúng ta cảm tạ Chúa!

HỌ CÁ BỐNG TRẮNG (GOBIIDAE) TRONG CÁC RẠN SAN HÔ SPECIES COMPOSITION AND DISTRIBUTION OF THE FAMILY GOBIIDAE IN CORAL REEFS IN THE NHA TRANG BAY

MÔ TẢ BA LOÀI MỚI TRONG NHÓM CÁ BẬU, GIỐNG Garra Hamilton, 1822 (Cyprinidae, Cypriniformes) ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở BẮC VIỆT NAM

Phrasal verbs Nhữ ng cu m đo ng tữ hay ga p trong ca c ba i thi

Third Amnesty Of God Eighty Ninth Year Tay Ninh Holy See **** REPORT

9:00-11:00 GIỜ : HỘI NGHỊ PHIÊN TOÀN THỂ

BITEXCO FINANCIAL TOWER. International Summer Week. 1 st July May, 2016

ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ỐC CỐI (CONUS SPP) TẠI VỊNH VÂN PHONG KHÁNH HÒA

NGHI N CøU ÆC IÓM GI I PHÉU L M SµNG Vµ KÕT QU IÒU TRÞ PHÉU THUËT SöA TOµN Bé BÖNH TIM THÊT PH I HAI êng RA

Sự hòa hợp giữa các thì

Tạp chí Khoa học Kỹ thuật NÔNG LÂM NGHIỆP

THÔNG BÁO - GIÚP NẠN NHÂN BÃO LỤT MIỀN TRUNG 2016

3M Personal Protective Equipments. ThePower toprotect. Your World

Khối: Cao Đẳng Năm 2008

List of Participants

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN ĐẾM VIBRA TPS SERI C VIBRA TPS C

data science = data (math stat cs...)?

PHẪU THUẬT NỘI SOI Ổ BỤNG TRONG THAI KỲ

The Abyss. Whitepaper. Tháng 4 năm 2018 Phiên bản 2.0

Nhà phân ph i, cung c p s n ph m DIGI - JAPAN t i Vi t Nam. Gi i pháp an toàn và toàn di n v cân i n t CAÂN ÑIEÄN TÖÛ HÖNG THÒNH.

Tìm hiểu CMS Joomla và ứng dụng xây dựng website bán máy tính qua mạng

Danh Sách Linh Mục Việt Nam Tham Dự Đại Hội Emmaus V (Hạn chót ghi danh ngày 30/9/ Please thêm $80 nếu ghi danh sau ngày 30/9/2013)

THÀNH PHẦN VI NẤM KÍ SINH TRÊN CÁ TRA GIỐNG (Pangasianodon hypophthalmus)

Your World. ThePower toprotect. 3M Personal Protective Equipments

R E C R E A T I O N B R O C H U R E

THƯ VIỆN TRUNG TÂM - THÔNG BÁO TÀI LIỆU MỚI THÁNG 3/2016

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI CÁ BIỂN (TS652)

Vietnam, Que Huong Muon Thuo =: Vietnam, Mon Pays De Toujours = Vietnam, My Country Forever By Cao Linh Tran READ ONLINE

CBRE Seminar ASSET SERVICES OFFICE SERVICES. Standing out in a challenging and crowded market. 12 th February 2009

Kính gửi: Thư viện Trường BÁO GIÁ DANH MỤC SÁCH GIÁO TRÌNH

FIEST ELEMENTARY OCTOBER 1-12, Fiest Elementary School Est. 1989

NH»NG ÇIŠU CÀN BI T VŠ BŒNH LAO

Chúa Nh t XXII Th ng Niên N m C. Ngày 01/09/2013 Bản Tin Số Nhân Đ c Đ u Tiên. Lm. G.T. Phạm Quốc Hưng, C.Ss.R

List of delegates to Italy From June 2018

Sxmb du doan. 10/17/2017 Daphne irene video 10/19/2017. Men that play with a catheter

CHỈ SỐ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

Thôngtin dànhchocánbộy tế. & PHÁC ĐỒ PHỐI HỢP VỚI α BLOCKER TRONG ĐIỀU TRỊ TSLTTTL

Initial Environmental and Social Examination Report Annex D

Công ty Cổ phần BLUESOFTS. Add-in A-Tools Trích lọc dữ liệu và tạo báo cáo động trong Microsoft Excel. Tác giả: ThS.

THÔNG BÁO KỸ THUẬT TÀU BIỂN TECHNICAL INFORMATION ON SEA-GOING SHIPS

ALEGOLF MEMBERS PREFERRED RATES TABLE

Giáo Xứ Thánh Philipphê PHAN VĂN MINH 15 West Par Street, Orlando, Florida ĐT: (407) ĐT. khẩn cấp: (407)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ QUÁCH VĂN CAO THI

Một số thao tác cơ bản trong Word 2007, 2010 Cập nhật ngày 14/12/2015 Đặt mục tiêu > Quan sát > Chọn đối tượng > Chọn việc > Hành động!

Mot so cac trung bi6n Ong muc. nu& bien yen b6 V* Nam

HIỆN TRẠNG GIÁO TRÌNH - BÀI GIẢNG

2979 Vietnamese songs Karaoke Page 1

HỘI NGHỊ VẬT LÝ LÝ THUYẾT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 31

Nguyễn Phi Hùng - Lớp CT901 1

JEN Ngay~..A.Q.l ~1: e vi~c tuyen sinh dao tao trinh dq thac si narn 2017 C~uyen ~J~.c._M..fil,

BÁO CÁO KHAI MẠC (Phiên 1)

Tất cả các Công trình nghiên cứu in trong Tạp chí y học dự phòng đã được hai phản biện độc lập cho mỗi bài

List of Vietnamese Prisoners of Conscience- as of September 30, 2018

DANH MỤC SÁCH MỚI THÁNG 12 NĂM 2014

Trung Tâm Gia Sư Tài Năng Việt

Internal Resettlement Monitoring Report (IRMR)

Nghiên cứu thành phần loài cá họ Bống trắng (Gobiidae) phân bố ở ven biển tỉnh Sóc Trăng

TÀI LIỆU HƢỚNG DẪN CHƢƠNG TRÌNH VISA VIETNAM 2012 PLATINUM GOLF

DANH SÁCH BÀI BÁO THANH TOÁN THÁNG 11/2015

ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở MỘT SỐ HANG ĐỘNG VÀ SÔNG SUỐI VƢỜN QUỐC GIA PHONG NHA-KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH

Page 1 of 15 UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY OF HANOI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI. Photo. Dir/ Service/Depart Name Function

ĐỌC KINH TÔN VƯƠNG LỊCH PHỤNG VỤ TRONG TUẦN. Ngày 13/5/2018 Lúc 7:00PM Giáo Khu 1 Ô/B Hoàng Vang Herald Dr.

Tdm seat ton Hwang gan do thuoc thong qua ket qua xet nghiem can lam sang tqi Benh vien Huu Nghi Tran Thj Ngoc\Tran Ngan Ha 1, Nguyen Khac Dung 1, Tra

COMPANY PROFILE CÔNG TY TNHH SX TM & XD VIỆT HÀN VIET HAN PRODUCTION TRADING & CONSTRUCTION CO., LTD

GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Transcription:

J. Sci. & Devel., Vol. 12, No. 2: 131-138 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 2: 131-138 www.hua.edu.vn KẾT QUẢ CHỌN TẠO GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 KHÁNG BỆNH BẠC LÁ Nguyễn Thị Lệ 1*, Vũ Hồng Quảng 1 Nguyễn Thị Thu 1, Nguyễn Thị Huế 1, Nguyễn Văn Hoan 2, Nguyễn Chí Dũng 3 1 Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; 2 Dự án JICA HUA; 3 Phòng kinh tế và phát triển nông thôn Gia Bình, Bắc Ninh Email*: nhatlevl76@gmail.com Ngày gửi bài: 18.12.2013 Ngày chấp nhận: 27.03.2014 TÓM TẮT Giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bệnh bạc lá () được chọn tạo bằng phương pháp lai trở lại (backcross) (Bắc thơm số 7/IRBB21) và chọn lọc cá thể. kháng vừa với chủng số 14 và kháng cao với chủng số 5 và chủng số 3. có các đặc điểm nông sinh học như giống Bắc thơm số 7 (BT7), thời gian sinh trưởng ngắn (vụ xuân 130-135 ngày, vụ mùa 103-105 ngày), năng suất khá, ổn định (trung bình đạt 5,0-5,5 tấn/ha), chất lượng gạo ngon. thích hợp gieo cấy trong vụ xuân muộn và mùa sớm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận giống này và cho mở rộng sản xuất ở các tỉnh phía Bắc. Từ khóa: Bắc thơm số 7, kháng bệnh bạc lá, Xa21. Result of Breeding Bac Thom No7 Resistance Leaf Blight Variety ABSTRACT The new rice cultivar was bred by backcross method (Bac thom No7/IRBB21) followed by pedigree selection. is highly resistant to race 3 and 5 of bacterial leaf blight and moderately resistant to race 14. It has agronomic characteristics similar to Bac thon No 7 (BT7), short growth duration (130-135 days in spring season, 103 105 day in summer season), average yield 5.0 5.5 tons per hectare, and good quality. is suitable for late spring and early summer season in the northern provinces of Vietnam. was accepted by MARD for expansion in Northern provinces. Keywords: Bac thom No7, bacterial leaf blight resistance 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa nhưng đồng thời cũng tạo điều kiện tốt cho nhiều loại sâu bệnh hại phát sinh và gây hại. Bệnh bạc lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzea pv. oryzae là một trong những bệnh hại nguy hiểm làm giảm năng suất lúa đáng kể. Theo Mew et al. (1982), bệnh có thể làm giảm năng suất lúa tới 60%. Tại Ấn Độ, hàng năm có tới hàng trăm triệu hecta lúa bị bạc lá nặng làm giảm năng suất tới 60% (Sivivatava, 1972). Theo Cục Bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp & PTNT, bệnh bạc lá lúa đang có xu hướng phát triển trong những năm gần đây với mức độ hại gia tăng nhanh trên phạm vi cả nước, đặc biệt là trong vụ hè thu, vụ mùa tại các tỉnh ven biển phía Bắc. Năm 2012, diện tích lúa bị bệnh bạc lá ở các địa phương tăng từ 35-70% so với những năm trước. Bệnhgây hại cho cây lúa ở tất cả các thời kỳ và các bộ phận của cây lúa, phổ biến nhất là hại bộ lá và lá đòng vào giai đoạn đòng - trỗ - chín sữa, làm năng suất giảm từ 25-50%, thậm chí mất trắng. Tuy nhiên, hiện nay bệnh bạc lá lúa chưa có thuốc đặc trị bệnh, một số thuốc hiện có trong danh mục chỉ sử dụng để phòng là chính và hiệu quả thường không cao. Giải pháp quan trọng nhất để phòng, chống bệnh 131

Kết quả chọn tạo giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bệnh bạc lá bạc lá lúa là sử dụng giống lúa chống chịu bệnh và áp dụng các biện pháp canh tác, kỹ thuật. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu - Giống BT7 dùng làm thể nhận, dòng chuẩn kháng IRBB21 mang gen kháng bệnh Xa21 dùng làm thể cho gen và sử dụng làm dòng chuẩn kháng. - Giống IR24 là giống chuẩn nhiễm (giống không mang gen kháng) - Các chủng bạc lá để lây nhiễm nhân tạo do Bộ môn bệnh cây - Khoa Nông học phân lập, lưu giữ : Chủng 3 (Isolate: 981.HUA10146); chủng 5 (Isolate: 996.HUA10147); chủng 14 (Isolate: 1035.HUA10153). 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp lai trở lại (backcross) và phương pháp chọn lọc cá thể (pedigree) để chọn lọc dòng chứa gen kháng Xa21. Bố trí thí nghiệm đồng ruộng như chọn dòng, so sánh dòng, xác định thời vụ, phân bón theo phương pháp của Phạm Chí Thành (1986). Các chỉ tiêu theo dõi trên đồng ruộng được đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá nguồn gen cây lúa của IRRI (2002). Đánh giá mức độ phản ứng với các chủng gây bạc lá trong điều kiện nhân tạo theo phương pháp của phòng thí nghiệm JICA Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2003). Phương pháp thử mùi thơm trên gạo theo phương pháp của Kibria et al. (2008). Kiểm tra gen kháng bệnh bạc lá trong giống bằng chỉ thị phân tử tại Bộ môn Sinh học phân tử của Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Chỉ thị phân tử được sử dụng là pta248. - ADN tổng số được tách chiết theo phương pháp "NaOH extraction" của Wang (1992). Phản ứng PCR được tiến hành trên máy Veriti 96well Thermal cycler. Phương pháp điện di trên gel agarose theo quy trình của Khoa Genome thực vật, Trường Đại học công nghệ Texas, Mỹ (2002). - Khảo nghiệm tác giả, khảo nghiệm VCU, khảo nghiệm sản xuất theo quy phạm khảo nghiệm giống lúa 10 TCN 558 2002, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003). Các số liệu phân tích thống kê bằng phần mềm IRRISTAT 5.0. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Quá trình lai chuyển gen và chọn tạo Vụ xuân 2006, tiến hành phép lai BT7/IRBB21 thu được hạt F1. Vụ mùa 2006, gieo hạt F1 và tiến hành lai lại với BT7 thu được hạt BC1F1. Vụ xuân 2007, gieo hạt BC1F1, lây nhiễm nhân tạo các chủng bạc lá, chọn được các cây kháng cao lai lại với BT7 thu được hạt BC2F1. Vụ mùa 2007, gieo hạt BC2F1, lây nhiễm nhân tạo các chủng bạc lá, chọn được các cây kháng cao lai lại với BT7 thu được các hạt của thế hệ BC3F1. Vụ xuân 2008, gieo thế hệ lai lại BC3F1, lây nhiễm nhân tạo các chủng bạc lá, chọn cây kháng cao để hạt tự thụ thu các cá thể kháng cao của thế hệ BC3F2. Sau đó tiếp tục cho tự thụ để đạt dòng thuần. 3.2. Kết quả khảo nghiệm tác giả 3.2.1. Đặc điểm nông sinh học của Đánh giá đặc điểm nông sinh học cơ bản của giống so với giống ban đầu là cơ sở để đánh giá những ưu nhược điểm của giống. Kết quả đánh giá đặc điểm của giống được trình bày trong bảng 1. Kết quả tại bảng 1 cho thấy giống có đặc điểm nông sinh học tương tự như giống lúa thuần chất lượng BT7 thông thường, không có sự sai khác nhiều trên một số tính trạng quan sát. 3.2.2. Đặc điểm chất lượng gạo và khả năng chống chịu của giống Kết quả tại bảng 2 cho thấy có một đặc điểm khác biệt cơ bản giữa giống và giống BT7 là tính kháng bệnh bạc lá. Các đặc điểm khác không có sự khác biệt giữa giống BT7 và giống BT7 được chuyển gen kháng bệnh bạc lá Xa21. 132

Nguyễn Thị Lệ, Vũ Hồng Quảng, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Chí Dũng Bảng 1. Một số đặc điểm nông sinh học chính của giống BT7BKL Các đặc điểm BT7 Vụ xuân 2011 Vụ mùa 2011 Vụ xuân 2011 Vụ mùa 2011 TGST (ngày) 137,0 109,0 138,0 109,0 Chiều cao cây (cm) 97,5 96,0 97,0 96,5 Trạng thái phiến lá Thẳng Thẳng Thẳng Thẳng Chiều dài phiến lá (cm) 33,7 33,5 33,6 33,5 Chiều rộng phiến lá (cm) 1,7 1,7 1,7 1,7 Độ dầy lá Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Góc than Đứng Đứng Đứng Đứng Thời gian trổ (ngày) 5-6 5-6 5-6 5-6 Màu vỏ trấu Nâu vàng Nâu vàng Nâu vàng Nâu vàng Đường kính thân (mm) 7,4 7,3 7,4 7,2 Chiều dài bông (cm) 25,0 25,5 25,0 24,5 Độ trổ thoát cổ bông Trổ thoát Trổ thoát Trổ thoát Trổ thoát Khối lượng 1.000 hạt (g) 19,0 19,0 19,0 19,0 Chiều dài hạt thóc (mm) 6,2 6,3 6,2 6,3 Chiều rộng hạt thóc (mm) 2,3 2,3 2,3 2,3 Đặc điểm cơm Trắng, mềm, dẻo Trắng, mềm, dẻo Trắng, mềm, dẻo Trắng, mềm, dẻo 3.2.3. Kết quả lây nhiễm nhân tạo giống Nghiên cứu được tiến hành trên mẫu giống và các giống đối chứng có chứa kháng (IRBB21) và giống đối chứng không có gen kháng (IR24, BT7) trong điều kiện nhà lưới với 3 chủng bạc lá khác nhau là 996. HAU 10147 (chủng 3), 14981. HAU 10146 (chủng 5) và 1035 HAU 10153 (chủng 14). Kết quả cho thấy giống và IRBB21 có phản ứng từ kháng vừa đến kháng cao đối với các cả 3 chúng phổ biến ở miền Bắc với chỉ số trung bình vết bệnh từ 3,2-10,5cm () và 2,4-7,2cm (IRBB21), trong đó kháng cao đối với chủng 3, chủng 5 và kháng vừa với chủng 14. Giống IR24 và BT7 đều có phản ứng nhiễm bệnh bạc lá với cả 3 chủng với chỉ số trung bình vết bệnh là 23,5-36,0cm. Bảng 2. Các chỉ tiêu về chất lượng gạo và chống chịu của giống BT7 Chỉ tiêu Vụ xuân 2011 Vụ mùa 2011 Vụ xuân 2011 Vụ mùa 2011 Màu sắc vỏ hạt thóc Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu Vàng nâu Đường kính thân (mm) 6,3-6,8 6,1-6,6 Chiều dài hạt gạo lật (mm) 5,9-6,0 5,9-6,0 Chiều rộng hạt gạo lật (mm) 2,1-2,13 2,1-2,13 Màu sắc gạo lật Nâu nhạt Nâu nhạt Cảm quan về cơm cơm mềm, dẻo cơm mềm, dẻo Mùi thơm (điểm) 3 2 Mức độ nhiễm bạc lá Kháng bệnh Nhiễm đến nhiễm bệnh nặng. Mức độ nhiễm khô vằn Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ Nhiễm nhẹ Mức độ nhiễm rầy nâu Nhẹ Nhẹ Nhẹ Nhẹ Phạm vi thích ứng Rộng Rộng Rộng Rộng 133

Kết quả chọn tạo giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bệnh bạc lá Bảng 3. Đánh giá tính kháng bệnh bạc lá của giống vụ mùa 2011 Chủng 3 Chủng 5 Chủng 14 Tên giống Chiều dài vết bệnh (cm) Mức phản ứng Chiều dài vết bệnh (cm) Mức phản ứng Chiều dài vết bệnh (cm) Mức phản ứng 3,2 HR 6,0 R 10,5 MR BT7(đ/c) 23,5 S 26,2 S 31,5 HS IR24 24,5 S 30,1 S 36,0 HS IRBB21 2,4 HR 4,3 R 7,2 R chứa gen kháng bệnh bạc lá Xa21 và có khả năng kháng bệnh cao với cả 3 chủng bạc lá đại diện ở miền Bắc và có tính kháng vượt trội so với giống BT7. 3.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống Năng suất là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng của giống trong sản xuất và là vấn đề quan tâm của nhà chọn giống. Kết quả đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất của giống so sánh với giống BT7 được thể hiện ở bảng 4. Hình 1. Kết quả chạy gen bằng chỉ thị phân tử các giống BT7BKL 3.2.4. Kết quả xác định gen Xa21 trong giống Xác định sự có mặt của gen kháng Xa21 trong mẫu giống lúa nhờ chỉ thị pta248. Kết quả cho thấy 3 giống BT7BKL của lô hạt siêu nguyên chủng đều cho thấy băng vạch có kích thước khoảng 1.000bp (có mang gen Xa21) trùng với vạch băng của dòng chuẩn kháng IRBB21 có mang gen kháng bệnh bạc lá Xa21. Hai dòng IR24 và BT7 đối chứng có vạch trùng với nhau (không mang gen kháng bệnh). Như vậy, theo kết quả kiểm tra gen kháng bệnh bạc lá trong giống cho thấy giống này mang gen Xa21 ở trạng thái đồng hợp tử. Qua kết quả đánh giá nhân tạo và phân tích kiểu gen cho thấy giống lúa có Đánh giá chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của giống và BT7 cho thấy: Các yếu tố cấu thành năng suất như số bông/khóm, số hạt/bông, số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt lép, khối lượng 1.000 hạt giữa giống BT7 và không có sự sai khác. Năng suất thực thu của giống và BT7 trong vụ xuân không có sự sai khác. Tuy nhiên, kết quả trong vụ mùa năng suất thực thu của giống BT7 kháng bệnh bạc (54,4 tạ/ha) cao hơn so với giống BT7 (43,0 tạ/ha) ở mức có ý nghĩa. Kết quả này chứng tỏ ở những vụ thời tiết thuận lợi không bị bệnh bạc lá gây hại thì năng suất của 2 giống là tương đương nhau nhưng khi có bệnh bạc lá gây hại giống tỏ ra ưu thế hơn vì nó vẫn duy trì năng suất ổn định, đó cũng là nguyên nhân người dân sẽ nhanh chóng mở rộng diện tích gieo cấy giống. 134

Nguyễn Thị Lệ, Vũ Hồng Quảng, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Chí Dũng Giống Vụ xuân 2011 Bảng 4. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống Số bông/khóm Tổng số hạt/bông Chỉ tiêu Tổng số hạt chắc/bông Tỷ lệ hạt lép Khối lượng 1.000 hạt (g) NS thực thu (tạ/ha) BT7 5,3 158,0 141,3 10,6 19,0 54,8 5,5 160,2 142,2 11,2 19,0 53,2 CV% 8,6 5,0 4,4 5,2 0,6 5,6 LSD 0.05 1,6 27,6 21,6 1,9 0,4 10,4 Vụ mùa 2011 BT7 5,1 158,5 138,4 12,7 19,0 43,0 5,2 155,6 137,2 11,8 19,0 54,4 CV% 5,0 7,1 4,8 5,8 1,3 5,5 LSD 0.05 0,8 38,4 22,9 2,4 0,8 9,3 3.3. Khảo nghiệm VCU trong mạng lưới Kiểm khảo nghiệm quốc gia 3.3.1. Kết quả khảo nghiệm cơ bản tại Trung tâm Kiểm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia Để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống tại các điều kiện sinh thái khác nhau, Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã gửi giống tham gia hệ thống khảo nghiệm VCU tại Trung tâm Kiểm khảo nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia. Kết quả khảo nghiệm 4 vụ cho thấy, giống được đánh giá có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt, năng suất và chất lượng tương đương với giống đối chứng BT7. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại, đặc biệt là bệnh bạc lá hơn hẳn đối chứng. Giống thích ứng rộng, gieo trồng được 2 vụ trong năm. Các chỉ tiêu sinh trưởng đạt tương đương đối chứng, đặc biệt là hai chỉ tiêu quan trọng là thời gian sinh trưởng và chiều cao cây. 3.3.2. Đặc điểm sinh trưởng của giống (Bảng 5) Tên giống Vụ mùa 2010 Bảng 5. Một số đặc điểm sinh trưởng của giống Sức sống mạ (điểm) Độ dài GĐ trổ (điểm) Độ thoát cổ bông (điểm) Độ cứng cây (điểm) Độ tàn lá (điểm) Chiều cao cây (cm) 5 5 3 3 5 115 107 BT7 (đ/c) 5 5 3 3 5 116 109 Vụ xuân 2011 5 5 1 1 5 108,9 157 BT7 (đ/c) 5 5 3 3 5 108,3 155 Vụ mùa 2011 5 5 3 3 5 111,0 109 BT7 (đ/c) 5 5 3 3 5 112,8 109 5 5 1 1 5 101 139 BT7 (đ/c) 5 5 1 1 5 101 139 Nguồn: Khảo nghiệm các giống lúa thuần vụ mùa 2010, vụ xuân 2011, vụ mùa 2011, vụ xuân 2012 tại các tỉnh phía Bắc) TGST (ngày) 135

Kết quả chọn tạo giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bệnh bạc lá 3.3.2. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống Kết quả bảng 6 cho thấy: Bệnh khô vằn: mức nhiễm cao nhất điểm (1-3) tương đương với đối chứng ở vụ mùa 2010, nhiễm nặng hơn đối chứng ở vụ mùa 2011. Bệnh bạc lá: Giống ở mức kháng 1-3 điểm trong cả 2 vụ (vụ mùa 2010 và vụ mùa 2011). Trong khi đó đối chứng BT7 ở mức nhiễm bệnh bạc lá 3-5 điểm. Rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá: mức nhiễm nhẹ trong cả 2 vụ theo dõi tương đương với đối chứng. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại trong vụ xuân 2012 của cả hai giống là tương đối nhẹ ở mức điểm 0-1, bệnh khô vằn nhiễm ở mức điểm 1-3. Như vậy, qua 3 vụ khảo nghiệm ở các điểm khác nhau mức nhiễm các loại sâu bệnh hại của giống cho thấy giống này kháng được bệnh bạc lá, còn các sâu bệnh khác đều ở mức nhẹ tương đương với đối chứng (giống đối chứng bị nhiễm bệnh bạc lá nặng trong vụ mùa 2011). 3.3.3. Độ thuần đồng ruộng và các yếu tố cấu thành năng suất của giống lúa Độ thuần đồng ruộng là yếu tố quyết định đến khả năng chấp nhận và sự ổn định của giống, nếu độ thuần không đảm bảo chứng tỏ giống chưa ổn định và khó đưa vào sản xuất. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống phản ánh tiềm năng năng suất của giống và cũng là các chỉ tiêu định hướng cho việc xây Bảng 6. Mức độ nhiễm sâu bệnh của giống (Đơn vị: điểm) Tên giống Bệnh bạc lá Bệnh khô vằn Rầy nâu Sâu đục thân Sâu cuốn lá Vụ mùa 2010 1-3 1-3 1-3 1-3 3-5 BT7 (đ/c) 1-3 1-3 1-3 1 1-3 Vụ mùa 2011 1-3 1-3 0-1 0-1 0-1 BT7 (đ/c) 3-5 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 BT7 (đ/c) 0-1 1-3 0-1 0-1 0-1 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống lúa thuần vụ mùa 2010, 2011 và vụ xuân 2012 Bảng 7. Độ thuần đồng ruộng và yếu tố cấu thành năng suất của giống và đối chứng BT7 Tên giống Độ thuần (điểm) Số bông/khóm Số hạt/bông Tỷ lệ lép KL1.000 hạt (g) Vụ mùa 2010 1 5,4 127 13,9 19,1 BT7 (đ/c) 1 5,4 143 18,0 19,4 Vụ mùa 2011 1 5,1 138 13,8 18,4 BT7 (đ/c) 1 5,2 141 17,6 18,5 1 5,2 137 7,4 18,8 BT7 (đ/c) 1 5,2 152 12,0 18,6 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa thuần vụ mùa 2010, vụ mùa 2011, vụ xuân 2012 136

Nguyễn Thị Lệ, Vũ Hồng Quảng, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Chí Dũng dựng quy trình thâm canh giống khi đưa ra sản xuất. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 7 cho thấy giống có các chỉ tiêu năng suất tương đương với đối chứng đó là: Độ thuần, số bông/khóm, khối lượng 1.000 hạt, số hạt/bông thấp hơn đối chứng nhưng tỷ lệ lép của đối chứng BT7 lại cao hơn. Do đó có thể nói tiềm năng năng suất của hai giống là tương đương nhau. Như vậy, giống đã có độ thuần ổn định (điểm 1). 3.3.4. Chất lượng gạo của giống Mục tiêu là chọn tạo giống lúa chất lượng trên nền giống lúa BT7, do vậy việc đánh giá và lựa chọn chỉ tiêu chất lượng là yêu cầu quan trọng trong quá trình chọn tạo. Kết quả đánh giá chỉ tiêu này được trình bày ở bảng 8 và 9. Kết quả bảng 8 cho thấy: - Cả hai giống và BT7 có sự chệch lệch nhau không đáng kể ở các chỉ tiêu: Tỷ lệ gạo lật, tỷ lệ gạo nguyên/thóc, chiều dài hạt gạo, tỷ lệ dài/rộng hạt gạo, nhiệt độ hóa hồ, hàm lượng amyloza, hàm lượng protein. - Giống tỏ ra vượt trội hơn giống BT7 ở một số chỉ tiêu sau: Tỷ lệ gạo nguyên cao hơn 3,08%, tỷ lệ trắng trong cao hơn 5,4%. Tuy nhiên, tỷ lệ gạo xát của giống thấp hơn giống BT7 (2,0%) Đánh giá chất lượng cơm của giống tại bảng 9 cho thấy: giống có các chỉ tiêu độ mềm, độ dính, độ trắng, độ bóng tương đương với đối chứng. Độ ngon được đánh giá cao hơn đối chứng tức là ăn ngon cơm như đối chứng. 3.3.5. Năng suất thực thu của giống lúa BT7 kháng bệnh bạc lá tại một số địa điểm khảo nghiệm Kết quả đánh giá ở bảng 10 cho thấy: Trong vụ xuân 2011 năng suất thực thu trung bình tại 8 điểm khảo nghiệm của giống đạt cao hơn đối chứng 1,4 tạ/ha với mức sai khác nhỏ nhất. Tại Tuyên Quang và Hà Tĩnh, năng suất thực thu đều cao hơn đối chứng ở mức sai khác có ý nghĩa. Trong vụ xuân 2012, năng suất thực thu trung bình tại 8 điểm của cả 2 giống là tương đương nhau. Kết quả khảo nghiệm đã cho thấy năng suất của hai giống là tương đương nhau và có phổ sinh thái rộng như BT7. Bảng 8. Chỉ tiêu chất lượng gạo giống Tên giống Tỉ lệ gạo lật Tỷ lệ gạo xát Tỉ lệ gạo nguyên Tỉ lệ gạo nguyên /thóc Tỷ lệ trắng trong Dài hạt gạo (mm) Tỷ lệ dài /rộng hạt gạo Nhiệt trở hồ Hàm lượng amyloza Hàm lượng protein 77,40 68,40 92,09 62,99 86,75 5,62 2,83 TB 16,93 9,03 BT7 78,60 70,40 89,01 62,66 81,35 5,67 2,88 TB 17,10 9,18 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa thuần vụ xuân 2012 Bảng 9. Đánh giá chất lượng cơm của giống Tên giống Mùi Độ mềm Độ dính Độ trắng Độ bóng Độ ngon Vụ xuân 2011 1 4 4 5 3 4 BT7 (đ/c) 2 4 4 5 3 3 1 4 4 5 4 3 BT7 (đ/c) 1 4 4 5 4 3 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa thuần vụ xuân 2011, vụ xuân 2012 137

Kết quả chọn tạo giống lúa Bắc thơm số 7 kháng bệnh bạc lá Bảng 10. Năng suất thực thu của giống Tên giống Hưng Yên Hải Dương Hải Phòng Điểm khảo nghiệm Thái Bình Thanh Hóa Vĩnh Phúc Tuyên Quang Hà Tĩnh Bình quân Vụ xuân 2011 54,5 46,7 52,6 50,7 42,3 49,4 55,4 51,2 50,4 BT7 52,6 50,9 51,1 47,0 42,7 50,7 49,8 47,4 49,0 CV 4,5 6,3 5,1 6,9 6,4 5,2 3,5 5,3 LSD 0.05 4,2 5,4 5,0 5,6 4,6 4,6 3,4 4,4 58,87 43,83 50,30 48,17 48,97 52,00 54,33 44,33 50,10 BT7 56,60 39,30 55,53 45,90 49,87 54,67 58,00 47,67 50,94 CV 4,8 8,9 7,0 9,0 4,7 4,7 4,4 8,2 LSD 0.05 4,69 7,01 8,35 8,41 4,28 4,81 4,11 6,71 Nguồn: Báo cáo kết quả khảo nghiệm các giống lúa thuần vụ xuân 2011, vụ xuân 2012 4. KẾT LUẬN Giống có thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh tương đương với giống BT7. Giống kháng vừa với chủng số 14 và kháng cao với chủng số 5 và 3. Năng suất của khá, ổn định trung bình đạt 50-55 tạ/ha, tương đương với BT7 trong vụ xuân và cao hơn ở vụ mùa 9,3-11,0 tạ/ha. Chất lượng hạt gạo thương phẩm đạt được: chiều dài hạt gạo 5,8-6mm, chiều rộng hạt gạo 1,9-2mm, gạo trong, cơm mềm dẻo, vị đậm, ăn ngon như BT7, đặc biệt có mùi thơm hơn giống BT7. Giống thích hợp với các vùng sinh thái: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Giống có thể gieo cấy được trong cả vụ xuân và vụ mùa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp & PTNT (2013). Chỉ đạo phòng chống bệnh bạc lá lúa. Truy cập ngày 2/8/2013 tại http://www.khuyennongvn.gov.vn/bo-nongnghiep-and-ptnt-chi-dao-phong-chong-benh-bacla-lua_t77c628n 32235tn.aspx. Phạm Chí Thành (1986). Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng (Giáo trình Đại học). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 215 trang. International Rice Research Institute (1996). Standard Evaluation System for Rice. IRRI. P.O. Box 933. 1099 Manila Philippines Furuya N., S. Taura, Bui Trong Thuy, Phan Huu Ton, Nguyen Van Hoan & Yoshimura, A. (2003). Experimental technique for Bacterial blight of rice. HAU- JICA ERCB project, 42p. Mew T.W, Wu S.Z and Hirino O (1982). Pathotypes of Xanthomonas campestris py. oryzae in Asia, IRRI Research Paper Series, No.75, May, p7. Sirivastava D.N (1972). Steak of rice. Central Rice Research Institute Cuttack, Orrisa, Indica, p.143. 138